Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 10/06

Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú thường hay gặp hiện tượng tắc tia sữa. Vậy nguyên nhân do đâu? Khi đó mẹ cần làm gì để thông tia sữa? Mời bạn theo dõi câu trả lời trong bài viết.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa không thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng. Tắc sữa có thể xảy ra ở một bên ngực (tắc sữa một bên hay tắc tia sữa cục bộ) hoặc cả hai bên ngực. Dù là trong trường hợp nào thì tác sữa cũng cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Tình trạng tắc tia sữa thường gặp ở các bà mẹ sau sinh

Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ khi con con bú

Tắc sữa theo y học cổ truyền nằm trong chứng nhũ ung, hay còn có nhiều tên gọi khác là suy nhũ, lên cái vú, đố nhũ, nội suy, ngoại suy. Triệu chứng điển hình thường là sưng tức bầu vú, sốt cao hoặc có mủ ở vú. Cần phân biệt tắc tia sữa với ít sữa – hiện tượng ống dẫn sữa không có vấn đề nhưng tuyến sữa hoạt động kém khiến sữa tiết ra ít, bầu vú nhão.

Các trường hợp tắc tia sữa sau sinh thường gặp:

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng phổ biến nhất, ước tính có khoảng 15% phụ nữ bị tắc sữa trong vòng 3-4 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tuy vậy, tắc tia sữa vẫn có thể gặp ở nhiều thời điểm khác.

  • Tắc tia sữa ở phụ nữ khi đang cho con bú: Tắc tia sữa khi cho con bú chiếm đa số các trường hợp mẹ hay bị tắc tia sữa, các mẹ sinh thường sẽ ít bị tắc hơn so với các mẹ sinh mổ hoặc sinh con lần đầu. Tắc tia sữa khi đang cho con bú nếu không được chữa trị có thể kéo dài nhiều ngày không dứt.
  • Tắc tia sữa sau khi cai sữa cho con: Sau khi cho con ngừng bú mẹ, tuyến sữa cũng sẽ tiết sữa ít dần, nhưng một số trường hợp ít gặp tuyến sữa vẫn tiết nhiều gây ra ứ đọng và tắc tia sữa.

2. Dấu hiệu khi mẹ bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa có thể diễn biến từ từ hoặc xảy ra khá đột ngột, song mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng này nhờ vào một số biểu hiện bị tắc tia sữa sau đây:

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Mẹ có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

Khi mẹ phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên cũng có khi cả 2 bên cùng bị, trường hợp này ít gặp hơn và nếu có thường không đối xứng).

Khi bị tắc sữa ở mức độ trầm trọng hơn, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức ở hai bầu ngực, tắc sữa lúc này gây sốt và có thể đau lan đến nách hoặc tắc sữa có hạch ở nách.

Ống dẫn sữa bị bịt kín, sữa đông thành các cục nhỏ trong bầu ngực mà mẹ có thể cảm nhận được bằng cách sờ tay, con bú không còn thấy ra sữa, dùng máy hút hoặc tay nặn cũng cho kết quả tương tự. Nếu cơ thể mẹ sốt cao mệt mỏi, bầu vú sưng to, rắn chứng tỏ là mẹ đã bị tắc tia sữa nặng, có thể bị viêm tuyến sữa. Mẹ cần đi khám để bác sĩ kịp thời chữa trị khi chưa quá muộn nhé.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa ở các bà mẹ

Điểm qua một số dấu hiệu nhận biết nhanh tình trạng tắc tia sữa

3. Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa sau sinh

Theo quan điểm của y học cổ truyền, sữa bị ứ đọng, do can khí uất trệ, vi nhiệt ngưng trệ hoặc nhiễm độc tố là những yếu tố thuận lợi cho tắc tia sữa hình thành và phát triển.

Tắc tia sữa do mẹ chưa day đều bầu vú sau khi sinh, sữa bắt đầu tiết nhiều hơn khiến ống dẫn của mẹ chưa thích ứng kịp, gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Tắc tia sữa do sữa non ứ đọng: Sau sinh mẹ cho con bú quá muộn làm sữa non vốn dĩ đã rất đặc đông lại, bịt kín đường đi của sữa trưởng thành trong ống dẫn sữa.

Hay tình trạng sữa mẹ tiết ra nhiều nhưng mẹ cho con bú ít, thay đổi đột ngột tần suất cho con bú sẽ gây ứ đọng, tắc tia sữa. Hiện tượng này còn do sữa thừa sau khi bé bú hoặc sau hút sữa: Bé mới sinh thường bú ít nên sữa đổ xuống sẽ bị thừa. Sau đó, lượng sữa này tiếp tục rỉ ra ngoài, các yếu tố ngoài môi trường sẽ làm sữa bị ôi, gây mất vệ sinh và làm ứ đọng đường ra của sữa ở đầu vú. Điều này cũng xảy ra khi mẹ dùng máy hút sữa mà chưa hút hết được sữa ra.

Tắc tia sữa do mẹ thay đổi tần suất cho con bú: Làm cho lượng sữa vẫn tiết ra đều nhưng không được sử dụng, gây tắc ứ đường dẫn sữa. Hay khi mẹ tinh thần bị căng thẳng, stress khiến cho chức năng vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng, sữa bị ứ đọng rồi tắc nghẽn.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh: như cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông. Mẹ ăn uống thất thường tỳ vị, vị nhiệt ủng trê, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú, cơ thể sau sinh chính khí suy. Hoặc sau khi cho trẻ bú mẹ không vệ sinh lau rửa sạch đầu vú sạch.

Bạn có thể chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình bài viết hữu ích: Cần làm gì khi biết mình có thai

4. Tác hại của tắc tia sữa sau sinh gây ra cho mẹ

Nhiều mẹ cho rằng việc tắc tia sữa không nguy hại gì quá lớn, chỉ là bé phải tìm thêm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ nhưng thực tết tắc tia sữa lại vô cùng nguy hiểm, nhất là với mẹ.

Mẹ tắc tia sữa có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa ra u xơ tuyến vú.

  • Viêm tuyến vú: Bầu ngực tiếp tục sưng to và rất đau, sờ bầu ngực thấy có nhiều cục cứng, nặn sữa không ra, đầu vú sưng tấy.
  • Áp xe vú: Gây đau, mưng mủ ở tuyến vú, đau tức dữ dội. Áp xe vú thường xảy ra sau khi người mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên mà không được điều trị.
  • Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Do tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị. Tình trạng này không quá phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp.

Đa phần những mẹ bị tắc sữa đều cảm thấy căng tắc, sưng đau vùng ngực, thâm chí là sốt. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, nếu kéo dài mẹ có thể bị suy nhược.

Quá trình tiết sữa gặp nhiều ảnh hưởng, mẹ nếu không khắc phục sớm có thể dẫn đến tình trạng mất sữa hẳn. Tắc sữa là nguyên nhân khiến bé không đủ sữa để bú, lúc này mẹ sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, áp lực từ phía người thân. Nếu không cẩn thận mẹ sẽ bị trầm cảm sau sinh. Và đặc biệt, khi trẻ không được bú sữa mẹ là một thiệt thòi lớn của bé.

5. Cách làm thông tia sữa

Day ép bằng tay: Mẹ hãy dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Mẹ vừa ép vừa xoa sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. Thêm vào đó, mẹ hãy xoa theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại như trên nhiều lần.

Thông tia sữa bằng cách day ép bằng tay

Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng. Dưới tác dụng của nước nóng sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Mẹ nên kết hợp cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện.

Thông tia sữa bằng cách chườm nóng

Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết. Nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì mẹ dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên mẹ chỉ sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện những dấu hiệu sớm của bệnh.

Thông tia sữa bằng dụng cụ hút sữa

Trị liệu bằng đèn chuyên dụng: Hiện nay Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Tràng Thi- Hà Nội) có khoa vật lý trị liệu sử dụng đèn hồng ngoại và đèn chiếu ánh sáng xanh giúp các mẹ bị tắc tia sữa, cương sữa, làm mềm vú, thông tia

Thông tắc tia sữa bằng các bài thuốc dân gian: Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện.

  • Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5 mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.
  • Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
  • Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
  • Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.
  • Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa..Liều dùng 5-10g, sắc uống hằng ngày.

Lưu ý: Với cách áp dụng những bài thuốc dân gian truyền tai nhau này, mẹ cũng cần cân nhắc kĩ hay tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Vậy cách tốt nhất là khi có những biểu hiện tắc tia sữa mẹ nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Sau thời gian thai sản, mẹ sẽ phải đi làm. Nên tham khảo ngay Cách vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

6. Cách phòng tránh tắc tia sữa

Trong nhiều trường hợp mẹ có thể bị tắc tia sữa mà không tìm được nguyên nhân. Các biện pháp phòng chống tắc tia sữa sau sinh không mang lại hiệu quả tuyệt đối, nhưng về cơ bản có thể giúp sản phụ giảm được tỉ lệ mắc. Ngược lại, nếu sau khi chữa khỏi mà mẹ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mẹ sẽ rất hay bị tắc tia sữa tái phát. Bởi vậy mẹ cần:

Day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh. Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt tránh tình trạng tắc sữa non. Khi cho bé bú hãy để “da kề da” giúp kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn.

Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu chứ đừng bắt con bú theo một khung giờ cứng nhắc. Đây là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện và phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ.

Tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia, thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh nhiễm bệnh liên quan tới phong hàn. Thêm vào đó mẹ nên tắm dưới nước ấm ở vòi hoa sen, thường xuyên massage bầu vú theo vòng tròn, hướng ra đầu vú để đánh tan các cục sữa đông (nếu có). Điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ sau khi sinh. Và khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ, sờ thấy nóng thì nhất thiết mẹ phải đi khám bác sĩ chuyên khoa nhé.

Đây là biện pháp mà mẹ có thể áp dụng trong cả những tháng đầu sau sinh và cả những tháng sau đó khi đã đi làm để duy trì sữa và tránh tắc tia sữa trở lại.

Bài viết được hỗ trợ bởi Dương Nhung, nhân viên công ty Nội thất Hòa Phát Pro, đơn vị cung cấp ghế làm việc văn phòng Hòa Phát và nhiều nội thất văn phòng khác. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0243 540 2270 hoặc 096 727 6668 nếu có nhu cầu mua nội thất.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.