Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 24/02

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết về trí não, ảnh hưởng đến các phương diện như hành vi, tư duy, trí nhớ, vận động,… Sớm nhận biết được dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ bố mẹ có phương pháp chữa trị kịp thời cho bé.

Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ em chậm phát triển trí tuệ sẽ giúp bố mẹ có phương pháp xử lý kịp thời.

Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ em chậm phát triển trí tuệ sẽ giúp bố mẹ có phương pháp xử lý kịp thời.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là nhóm trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức quy định tương ứng với độ tuổi. Chúng gặp hạn chế trong việc tư duy, tiếp thu kiến thức mới, tập trung, khả năng giao tiếp, tương tác và chăm sóc bản thân.

Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, do đó khả năng tiếp thu và trí thông minh sẽ không hề giống nhau. Nhưng nhìn chung, sự phát triển trí tuệ ở trẻ vẫn tuân theo một lộ trình rõ ràng. Nếu ở một độ mốc tuổi nào đó, bé không đạt sự phát triển bình thường, bố mẹ nên tìm gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn.

Có nhiều dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ khác nhau. Những biểu hiện này có thể xuất hiện sớm ngay trong thời kỳ sơ sinh hoặc chúng có thể không được chú ý khi trẻ đến độ tuổi đi học. Bởi điều này còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ:

1. Bú mẹ khó khăn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ đầu tiên phải kể đến đó là gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Trẻ sẽ dễ bị nôn trớ, không mút được sữa. Nếu thấy tình trạng này diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì bố mẹ có thể nghi ngờ bé bị chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ bú mẹ khó khăn - dấu hiệu điển hình của trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ

Trẻ bú mẹ khó khăn – dấu hiệu điển hình của trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ

2. Chậm biết cười

Đa phần trẻ từ 3 tháng tuổi đã biết thể hiện cảm xúc khi được người lớn trêu đùa. Nếu bé nhà bạn đã 6 tháng tuổi nhưng hiếm khi thấy cười thì đây cũng là dấu hiệu bé chậm phát triển trí tuệ mà mẹ cần lưu ý.

3. Khả năng vận động kém

Trí tuệ bị hạn chế nên khả năng vận động của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Trẻ sẽ chậm đạt được các cột mốc trong năm đầu đời như lẫy, ngồi, bò, đi. Đặc biệt, dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ biểu hiện rõ ràng nhất trong giai đoạn tập đi của bé. Nếu trẻ 18 tháng, thậm chí 3 tuổi vẫn chưa biết đi thì phụ huynh cần hết sức lưu tâm.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ khả năng vận động kém

Trẻ chậm phát triển trí tuệ khả năng vận động kém

4. Biết nói muộn

Thông thường, trẻ sẽ tập tành nói từ tháng thứ 6, tròn 1 tuổi có thể gọi “ba, mẹ” và một số câu đơn giản. Sang 18 tháng tuổi, vốn từ của bé được mở rộng hơn, đến khi 24 tháng bé đã có thể trả lời và hiểu được những câu hỏi mà người lớn đặt ra. Tới 3 tuổi, trẻ gần như thành thục, biểu đạt chính xác được mong muốn với cha mẹ.

Nếu bé của bạn không đạt được các cột mốc kể trên thì cần cảnh giác với hội chứng chậm phát triển trí tuệ.

Trẻ chậm nói là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm nói là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ

5. Năng lực tập trung kém

Trẻ chậm phát triển trí tuệ khó có thể khiến chúng tập trung điều gì quá lâu. Những đứa trẻ này thường thờ ơ, lạnh nhạt với những sự vật diễn ra xung quanh. Nếu có điều gì đấy khí chúng hứng thú thì cũng chỉ tập trung được trong thời gian ngắn.

Đây là dấu hiệu thường thấy ở nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nếu con bạn thể hiện năng lực tập trung kém, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

6. Thiếu hứng thú

Những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ thường còn thể hiện sự thiếu kiên trì, hứng thú trong việc giải quyết vấn đề. Do nhiều lần thất bại, trẻ thường tự ti, mất hy vọng và không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động xã hội nào.

Trẻ thiếu hứng thú trong mọi việc

Trẻ thiếu hứng thú trong mọi việc

7. Học chậm

Khả năng tiếp thu kiến thức mới và học hỏi các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống ở trẻ chậm phát triển trí tuệ thường kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Do đó, trẻ sẽ luôn luôn cần tới sự hỗ trợ của người lớn mới có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

8. Trí nhớ kém

Trẻ khiếm khuyết về trí tuệ thường rất khó để ghi nhớ thông tin, chẳng hạn như tên mình, địa chỉ nhà hay số điện thoại. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hội chứng mà khả năng ghi nhớ sẽ cũng bị ảnh hưởng theo.

Đa phần, trẻ chậm phát triển chỉ có khả năng ghi nhớ thông tin ngắn hạn, thậm chí có trẻ những gì xảy ra vài phút trước đã nhanh chóng lãng quên.

Trên đây là những dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bố mẹ cần lưu ý. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ trang bị được những kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc con yêu. Nếu nghi ngờ con có những dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm trẻ chậm phát triển tại Fitobimbi Omega Junior

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.