Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 14/10

Về mùa đông, da bị khô, bong vảy trắng và nứt thành đường trên tay, ống chân… Đó là biểu hiện của bệnh da cá, hay còn gọi là da mốc, da rắn.

1. BỆNH DA CÁ

Về mùa đông, da bị khô, bong vảy trắng và nứt thành đường trên tay, ống chân… Đó là biểu hiện của bệnh da cá, hay còn gọi là da mốc, da rắn. Cần hạn chế tình trạng khô, căng da bằng các thuốc kem dịu da, bạt sừng, kết hợp uống vitamin A, C, D, E từng đợt.

Bệnh da cá có tính di truyền, có thể xuất hiện ngay sau sinh hoặc khi được 2-3 tuổi.

Xem thêm: Biện pháp hiệu quả dành riêng cho bà mẹ ít sữa

Một số biểu hiện bệnh da cá :

–    Nếu nhẹ, da khô ráp, róc vảy mỏng (da mốc), nhất là về mùa đông.

–    Nếu nặng thì toàn thân da khô ráp, nổi vảy hình tròn hoặc hình trám, giữa các khe ngang dọc như da rắn, màu nâu xám.

–    Triệu chứng rõ nhất là ở vùng da dày như lưng, mông, mặt ngoài các chi. Vùng da mỏng như nách, bẹn, khuỷu tay chân, cổ mặt… thường không bị.

–    Chức năng tiết mồ hôi và chất nhờn trên da giảm rõ rệt so với người bình thường.

–    Những hôm trời lạnh, da mặt, rìa lòng bàn tay chân thường bị nẻ. Một số vùng do gãi, chà xát mạnh dễ bị xây xước, nhiễm khuẩn thứ phát, nổi mụn nhọt, chốc lở, do sức đề kháng của da vốn đã suy giảm.

Tuy nhiên, đây chỉ là bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Phòng và điều trị bệnh da cá và bệnh nấm chân

Phòng và điều trị bệnh da cá và bệnh nấm chân

Phương pháp điều trị bệnh da cá:

–    Hiện nay, chỉ có thể hạn chế phần nào trạng thái khô, căng da, róc vẩy bằng các thuốc kem dịu da, bạt sừng, và kết hợp uống vitamin A, C, D, E từng đợt trong mùa đông.

–    Tránh chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bệnh khi tắm.

–    Mùa đông cũng chỉ nên dùng nước ấm vừa phải.

–    Không nên lạm dụng xà phòng vì càng tẩy hết lớp nhờn trên da vàng làm da thêm khô, căng dễ nứt nẻ, giảm sức đề kháng.

–    Tăng cường ăn rau, quả tươi như giá đỗ, cà chua, bắp cải, rau ngót, cam bưởi, đu đủ… để bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da.

2. BỆNH NẤM CHÂN

Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh phát sinh khi thể lực yếu và điều kiện độ ẩm thích hợp. Khu vực truyền bệnh nguy hiểm nhất là nhà tắm, bể và bãi tắm.

Trên da và màng nhầy của mỗi người đều có nấm. Môi trường thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Một số nhân tố gia tăng bệnh là hiện tượng giãn tĩnh mạch, các bệnh mao mạch, vết đứt và vết thương. Bệnh cũng có thể phát sinh khi chân bị lao lực, phải đứng làm việc quá lâu. Nấm thường dồn tụ trong các khe móng chân, do đó chỉ nên giũa móng cẩn thận mà không cắt.

Cách phòng tránh bệnh nấm chân

–    Chỉ sử dụng giày phù hợp, không gây xây xát chân và không cào xước da.

–    Không nên đi giày của người khác.

–    Sát trùng các vết xây xát, kể cả vết xước nhỏ nhất.

–    Thận trọng khi rửa vết thương, không gây tổn thương da và móng, nhất là đối với mô mềm dưới móng.

–    Sau khi tắm và cả sau khi làm thẩm mỹ phải thoa chân bằng cồn boric, kem chống nấm hoặc bôi thuốc kháng khuẩn.

Xuất hiện chấm trắng ở móng có phải là dấu hiệu của bệnh nấm?

Một phần phiến móng biến trắng thường không độc hại. Đó chỉ là sự hình thành bọt khí dưới móng mà chấn động thần kinh là nguyên nhân chính. Mỗi một chấm trắng là kết quả của một chấn động (stress). Chúng sẽ tự tiêu biến theo quá trình phát triển của móng. Không ít bệnh móng phát sinh bởi các nguyên nhân bên trong như mao mạch bị tổn thương, có thể thiếu kẽm, canxi hoặc chì.

Làm nhẵn móng có nguy hiểm không?

Không nên làm nhẵn móng bởi nó làm mỏng và gây tổn thương móng, tạo cơ hội cho bệnh nấm phát sinh. Trong trường hợp thật cần thiết, có thể làm nhẵn bằng giũa phi kim loại để loại bỏ vết lồi, sau đó phải phủ ngay các vết giũa bằng kem hồi phục.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.