Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 26/08

Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ, cho trẻ uống nhiều hơn mức bình thường đặc biệt khi trẻ sốt cao hay thở nhanh. Tập vật lý trị liệu hô hấp (có thể thực hiện tại nhà sau khi được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn cụ thể).

I. Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa do siêu vi trùng gây ra và đứng đầu là virus Respiratoire Syncytial.

1. Các yếu t nguy cơ gây bệnh:

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bị viêm phế quản trong năm đầu đời, trước đó thường có sự suy giảm đáng kể dung lượng khí thở ra và thường bị ho, khò khè trong thời gian dài. Trong khi các trẻ khác chỉ có các biểu hiện viêm tai – mũi – họng mà thôi.

Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp trẻ sinh non tháng, trẻ bị suy hô hấp sau sinh phải hô hấp hỗ trợ, bị bệnh tim bẩm sinh…

Trẻ sinh sống trong một môi trường ô nhiễm, chật hẹp, hít phải nhiều khói thuốc lá, trẻ trong gia đình có người bị suyễn, dị ứng sẽ có nguy cơ viêm phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp dưới khá cao.

Triệu chứng lâm sàng: ho khan, thở nhanh…

Biểu hiện lâm sàng chung có thể khởi đầu từ viêm mũi họng thông thường, từ 36 đến 72 giờ tiếp theo là những triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới: ho khan, thở nhanh, co kéo.

Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tính với suy hô hấp cấp, thở nhanh, tim nhanh, tím tái, toát mồ hôi lạnh. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả ở thể nhẹ. Viêm phế quản do virus Respiratoire Syncytial có thể gây ra chứng đột tử ở lứa tuổi này.

Diễn tiến của bệnh thường theo chiều hướng thuận lợi, ít để lại di chứng trừ những thể kéo dài, đôi khi bệnh có thể chuyển sang dạng viêm phế quản tắc nghẽn khá trầm trọng. Viêm phế quản cũng có liên quan đến bệnh suyễn nơi trẻ nhũ nhi.

2. Những điều cần làm khi điều trị ngoại trú:

Trong trường hợp trẻ không có các triệu chứng xếp vào nhóm bệnh nặng thì có thể điều trị ngoại trú. Khi đó, phải chú ý cần làm ẩm không khí nơi ở, tránh cho trẻ tiếp xúc tuyệt đối với khói thuốc lá.

Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ, cho trẻ uống nhiều hơn mức bình thường đặc biệt khi trẻ sốt cao hay thở nhanh. Tập vật lý trị liệu hô hấp (có thể thực hiện tại nhà sau khi được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn cụ thể).

Việc dùng kháng sinh và kháng viêm có chứa steroides thường không cần thiết trong các thể bệnh nhẹ.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm bệnh
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm bệnh

3. Các biểu hiện cần nhập viện ngay

Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú.

Ói nhiều.

Thở nhanh, nhịp thở hơn 50 – 60 lần/ phút.

Có triệu chứng khó thở như: co kéo lồng ngực, các cơ liên sườn, hõm ức.

Tím tái.

Cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản – phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch…

Gia đình không có khả năng chăm sóc trẻ tốt.

II. Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản

1. Chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản:

Càng lúc càng có nhiều trẻ em mắc phải chứng bệnh này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu xuất hiện nơi trẻ.

Khi thấy trẻ có những triệu chứng sau: hơi thở khò khè, lỗ mũi thở phập phồng và hơi thở sâu trông như trẻ cần có không khí để thở, rồi ho dữ dội mà không bị sốt… thì phải nghĩ ngay là trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản.

Chứng bệnh này gây ra bởi vi-rút hợp bào hô hấp. Chúng phát triển từ các bệnh dịch có từ khoảng thường 9 đến tháng 3 hàng năm.

Càng lúc càng có nhiều trẻ (từ sơ sinh đến 2 tuổi) gặp phải bệnh này, do phế quản trẻ bị hẹp lại và do khả năng miễn dịch của trẻ chưa đủ sức hoàn thiện nên làm cho chúng dễ bị tổn thương.

Trong số 90% những trường hợp này, việc chữa trị nhanh nhất được kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, rồi các loại thuốc ho dạng nước để làm hóa lỏng các dịch tiết ra.

Nhất là trong giai đoạn chữa trị bằng phương pháp thở và quá trình tái thủy hợp nước để lấy lại thế cân bằng cho cơ thể trẻ trong vòng từ 8 đến 10 ngày.

Cho dù lúc đó các phương pháp chữa trị có kết quả đi chăng nữa, thì việc cho trẻ nhập viện là cần thiết phải làm trong số 10% các trường hợp mắc bệnh, nhất là đối với các trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi, trẻ sinh thiếu tháng hoặc khi trẻ đang mắc các bệnh thuộc về hệ tim mạch, và trường hợp lúc được chăm sóc kỹ lưỡng mà bệnh trẻ vẫn không thuyên giảm.

Khi thấy trẻ hô hấp khó khăn hơn hay thở thật nhanh, mồ hôi vã ra, trẻ không uống nước thì buộc đưa đi cấp cứu ngay tại một bệnh viện nào đó gần nhất. Lúc bấy giờ, ta thấy trẻ đã ở trong tình trạng thiếu oxy và đôi khi cần phải được trợ giúp để thở nữa.

Việc dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn để chữa trị trong trường hợp này là điều cần làm. Khi sử dụng đúng lúc các phương pháp chữa trị này có thể cứu vãn được tình trạng của gần như hầu hết các trẻ, mà phần nhiều không để lại di chứng gì.

Số khác có thể còn bị ho hoặc thở khò khè trong vòng hai năm sau đó hoặc đôi khi lâu hơn.

2. Những biện pháp đề phòng cho trẻ

Tuy rằng, loại vắc-xin chống lại sự tấn công của bệnh viêm phế quản không còn sử dụng nữa nhưng người ta có thể đề phòng cho trẻ qua các cách sau:

–    Yêu cầu những người gần gũi với trẻ không được hút thuốc.

–    Luôn rửa tay sạch sẽ (vì vi-rút sẽ lan truyền theo con đường này để gây bệnh).

–    Cách ly với trẻ khi bị cảm nặng hoặc cúm.

Bác sĩ Alain Griníeld, Chủ tịch ủy ban Nhi khoa – Khoa Dị ứng và Viêm phổi của Bệnh viện Trousseau nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là sự tác động trở lại nhanh chóng ngay khi trẻ có vẻ đã nhuốm bệnh, và không nên xem thường cho đó chỉ là một dạng khó thở của bệnh suyễn. Đây là một căn bệnh không thể để lâu và không được trì hoãn trong việc tìm ra những biện pháp xử lý rõ ràng”.

3. Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ bú mẹ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh dễ lây truyền nhưng chỉ cần biết vài động tác phòng ngừa đơn giản là có thể hạn chế.

Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có tính chất dịch tễ và theo mùa thường xảy ra ở trẻ bú mẹ.

Bệnh do một loại virus có tràn lan trong môi trường, có tính lây truyền cao và gây tổn thương ở các phế quản nhỏ của trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Dịch viêm phế quản ở trẻ bú mẹ thường bắt đầu từ giữa tháng 10, phát triển cao nhất vào tháng 12 và hết vào cuốii mùa đông.

Virus lây truyền theo đường nước bọt, do hắt hơi, ho, tay và các vật dụng nhiễm bẩn. Như vậy, tình trạng cảm cúm của trẻ lớn và người lớn có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản nhỏ ở các trẻ nhũ nhi.

Khuyến cáo các bậc cha mẹ: khi chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Khi bị cảm, càng nên tránh hôn hít lên mặt trẻ. Mọi người trong nhà (anh chị) đều nên biết rõ những điều này, nhất là khi các cháu lại đã đến nhà trẻ hay trường học.

Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa sạch.

Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng (đi xe buýt, siêu thị…), nơi dễ có những người bị cảm. Không để trẻ ở nơi có khói thuốc lá vì có nguy cơ làm cho bệnh nặng lên.

Ở nhà giữ nhiệt độ ổn định, không quá 19 độ và cần làm cho nhà thông thoáng hàng ngày. Khi trẻ bị cảm và ngạt mũi thì nên rỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ không tắc mũi.

Làm gì khi trẻ bị bệnh? Khi bắt đầu chỉ là biểu hiện cảm và ho, sau đó biến chuyển thành khó thở và phối hợp với sự khó cho trẻ bú.

Trong trường hợp trẻ có triệu chứng này cần được thầy thuốc khám ngay. Bệnh viêm phế quản nhỏ thường lành tính nhưng có thể nghiêm trọng với những trẻ dưới 3 tháng.

Thầy thuốc thường làm cho trẻ bớt ứ đọng ở phế quản bằng liệu pháp vận động cho đường hô hấp; thường khỏi sau 5-10 ngày (nhưng có thể còn ho kéo dài thêm 2 – 3 tuần nữa).

Trong trường hợp nặng thì cần phải nằm viện. Để tránh bị viêm phế quản, ngay khi có triệu chứng đầu tiên đã cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh: đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao. Cho trẻ uống nước đều đặn. Làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.

Dùng khăn giấy và vất bỏ ngay sau khi đã dùng. Phòng trẻ phải thông thoáng, không mặc quá nhiều đồ và duy trì nhiệt độ phòng 19 độ.

Tránh để trẻ ở nơi có khói thuốc lá. Chỉ khi nào trẻ hết các triệu chứng mới có thể quay lại nhà trẻ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.