Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/09

Cháo vịt đậu xanh là món ăn khá phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cháo vịt đậu xanh không bị hôi, tanh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn.

Làm thế nào để khử mùi hôi, tanh của thịt vịt?

Công việc khử mùi hôi, tanh của thịt vịt rất quan trọng, nó giúp món cháo thơm ngon, hấp dẫn hơn. Sau đây là những cách khử mùi hôi, tanh của thịt vịt:

  • Khử mùi hôi của vịt bằng gừng: Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
  • Khử mùi hôi của vịt bằng giấm: Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.
  • Khử mùi hôi của vịt bằng chanh:Nếu bạn không có sẵn giấm bạn có thể dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, vịt sẽ hết mùi ngay. Nếu không khi luộc vịt bạn đập dập vài 3 nhánh gừng cho vào cùng vịt luộc cũng sẽ át được mùi hôi của vịt.

Nguyên liệu nấu cháo vịt đậu xanh

  • Vịt 1 con khoảng 1,5kg
  • Gạo tẻ 200g
  • Đậu xanh 200g
  • Gừng tươi 200g
  • Hành củ 300g
  • Rượu trắng 2 muỗng súp
  • Hành lá, ngò rí, rau đắng, giá sống, cải bẹ xanh
  • Nguyên liệu để pha nước mắm: tỏi 2 tép, chanh 1 trái, ớt sừng 2 quả
  • Gia vị cần thiết: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt

Sơ chế nguyên liệu

  • Sau khi khử mùi hôi của thịt vịt bằng một trong những cách ở trên, bạn rửa lại thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.
  • Gạo vo sạch, ngâm vào nước khoảng 1-2 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Đậu xanh cũng cho ngâm vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó vo sạch, đãi qua để loại bỏ sạn và tạp chất.
  • Hành lá, ngò rí nhặt, rửa sạch rồi thái thành từng khúc nhỏ.
  • Hành củ lột vỏ, thái mỏng rồi phi thơm trong chảo dầu.
  • Các loại rau ăn kèm, bao gồm: giá sống, rau đắng, cải bẹ xanh nhặt, rửa sạch. Sau đó ngâm vào nước muối pha loãng 15-20 phút. Vớt ra để ráo nước.

Cách nấu cháo vịt đậu xanh

  • Đầu tiên, bạn cho vào nồi khoảng 3 lít nước rồi bắc lên bếp đun. Khi nước ở nhiệt độ 70 độ C thì cho nước gừng nướng cùng chút muối vào. Thả vịt vào nồi để luộc. Khi thịt vịt vừa chín tới thì vớt vịt ra để ráo nước, đợi bớt nóng thì chặt thành những miếng nhỏ. Còn gạo, bạn có thể rang vàng nếu muốn.
  • Tiếp theo, bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc vịt và tiến hành đun sôi. Khi sôi mở vung đảo đều để giúp gạo và đậu nở bung, tránh bị khê dưới đáy nồi. Dùng môi vớt hết bọt. Hạ nhỏ lửa rồi đậy vung rồi tiếp tục ninh.
  • Tiếp đến, bạn pha nước chấm bao gồm có chanh, ớt, tỏi, gừng, đường để đảm bảo có vị chua cay, mặn, ngọt là được. Tùy khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu pha nước mắm sao cho phù hợp.
  • Cuối cùng, khi cháo chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm hành lá, ngò rí, hạt tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức.

Xem thêm:

Những lưu ý khi ăn thịt vịt

Ai không nên ăn thịt vịt?

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
  • Người mới phẫu thuật: Đối với người mới phẫu thuật xong, vết thương chưa lành cũng không nên ăn thịt vịt. Vì thịt vịt có chất tanh làm làm cho lâu lành.
  • Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
  • Người đang bị cảm: Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.

Thịt vịt hợp và kỵ với những gì?

  • Thịt vịt hợp cải thảo: Trong cải thảo chứa nhiều vitamin C; trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesteron. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesteron trong máu, có lợi cho sức khỏe.
  • Thịt vịt hợp chanh: Thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, nhập tì, có công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải cái ngấy của thịt vịt.
  • Thịt vịt hợp dưa chua: Trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn có hiệu quả điều trị rất tốt đối với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.
  • Thịt vịt hợp hoa kim ngân: Thịt vịt có công hiệu tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc; hoa kim ngân có chức năng với nhiều bệnh da như thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. ăn chung hai thứ rất tốt cho da.
  • Thịt vịt hợp củ mài: Thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao, ăn chung với củ mài có thể giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu, còn có hiệu quả bồi bổ rất tốt.
  • Thịt vịt kị ba ba: Thịt ba ba ngọt bình không độc; thịt vịt thuộc tính mát. Cho nên thịt vịt không nên ăn chung với ba ba. Ăn chung sẽ gây phù thủng, tiêu chảy.

Một số món cháo vịt khác

Cháo vịt lộn

Nguyên liệu:

  • 1 bát gạo
  • Trứng vịt lộn, số lượng tùy thuộc sở thích của bạn
  • Rau răm
  • Dầu ăn, muối, bột nêm, hạt tiêu

Các bước thực hiện:

  • Gạo rang vàng trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ, khi nào gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì được. Rang gạo lên để khi nấu cháo hạt không bị sệt, ăn dễ ngán.
  • Cho nước vào nấu lên, để lửa nhỏ. Khi nấu, chú ý quấy cháo đều tay. Nấu trên bếp khoảng 30 phút, ăn thử nếu thấy chín là được.
  • Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo, cho thêm dầu ăn, muối, bột nêm.
  • Đun sôi lại để trứng chín.
  • Khi ăn, cho cháo ra bát, thêm rau răm và hạt tiêu lên trên.

Cháo gỏi vịt

Nguyên liệu:

  • 1 con vịt
  • Gạo tấm
  • 1/2 cái bắp cải
  • 1 củ cà rốt nhỏ
  • Rau răm , hành lá
  • Hành tây, hành tím phi vàng
  • Đậu phộng rang giã dập
  • Gừng, giấm , ớt , tỏi

Các bước thực hiện:

  • Gạo tấm vo sạch để cho ráo nước, rang sơ gạo cho vàng.
  • Vịt mua về rửa sạch với rượu và gừng giả nhuyễn, dùng gừng xát lên da vịt để khoảng 15 phút cho hết hôi lông. Sau đó rửa sạch vịt với nước lạnh, cắt đầu cánh riêng, phần mình cắt đôi để ráo nước .
  • Nấu sôi 1 nồi nước lạnh sao cho nước đủ ngập vịt, cho vịt vào nồi nước đang sôi cùng lóng gừng nhỏ và vài củ hành tím nướng thơm và ít muối. Hạ lửa nhỏ để sôi liu riu(nhớ trở vịt cho chín đều), sau 15 phút thì tắt bếp, đậy nắp nồi để thêm 20 phút nữa rồi dùng đũa xiên thử thấy vịt mềm là được. Vịt chín vớt ra ngâm qua nước lạnh cho thịt săn lại, đợi vịt thật nguội rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Nước luộc vịt sau khi vớt vịt ra cho gạo tấm đã rang vào nấu cho đến khi cháo chín nhuyễn thì nêm nếm lại cho vừa ăn.
  • Bắp cải bào thật mỏng quây cho ráo nước xong dùng màng thực phẩm bọc kín cho vào tủ lạnh cho bắp cải dòn.
  • Cà rốt cắt sợi, rau răm cắt nhỏ.
  • Nước mắm chấm thịt vịt : Xay nhuyễn tỏi + gừng + đường xong cho nước mắm vào từ từ sao cho nếm vừa miệng là được và thêm 1 ít ớt bằm lên trên.
  • Nước trộn gỏi : pha theo tỉ lệ 1 giấm : 1 đường, trộn cùng ít hành tím cắt mỏng.
  • Khi ăn trộn gỏi bắp cải cùng nước trộn gỏi ra riêng 1 dĩa rắc hành phi và đậu phộng rang, thịt vịt xếp ra dĩa cho hành phi lên, cháo múc ra tô cho ít hành lá cắt nhuyễn cùng tiêu lên trên và thưởng thức.

Được tổng hợp bởi suckhoetretho

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.