Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 23/07

Ho khan là những phản xạ hết sức bình thường của cơ thể nhằm tống các bụi bẩn, dị vật hay đờm ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho khan cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, đặc biệt là khi tình trạng ho khan kéo dài. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị ho khan trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ho khan là như thế nào?

Ho khan là hiện tượng ho theo từng cơn hoặc kéo dài không thể kiểm soát được nhưng không kèm theo chất đờm hay chất nhầy từ cổ họng. Hiện tượng  này thường xuất phát từ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng, khiến cho cho cơn ho thường không thể kiểm soát và có thể kéo dài. Cơn ho cũng có thể có nhiều mức độ, từ ho ít, ho nhiều đến ho rũ rượi. Tùy theo khoảng thời gian ho, người ta chia thành 2 dạng: ho khan cấp tính và ho khan mãn tính.

Ho khan là như thế nào?

Tuy ho khan không phải là tình trạng bệnh quá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người những chúng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài và không được ngăn chặn, chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn nhu viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng,…Cũng chính vì thế, khi nhận thấy một số biểu hiện của căn bệnh này, bạn cần nhanh chóng tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. 

2. Triệu chứng của ho khan

Ho khan là ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy. Ho khan có thể gây ra cảm giác nhột và thường do kích thích trong cổ họng. Các bác sĩ cũng phân loại ho khan là cấp tính hoặc mãn tính. Ho khan mãn tính thường kéo dài hơn 8 tuần với các triệu chứng chủ yếu:

  • Thở khò khè
  • Cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Thở khò khè, khó thở
  • Khàn tiếng
  • Ngứa ngáy mũi
  • Cổng họng đau rát, ngứa liên tục
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn, mắc ói
  • Nhiều tình trạng sốt khoảng 38 độ đến 40 độ C
  • Ra mồ hôi trộm
  • Bụng và ngực có cảm giác bị đau tức, đặc biệt là khi cơn ho xuất hiện. 

Nếu tình trạng ho khan trở nên nghiêm trọng, không mau chóng biến mất hoặc xuất hiện máu hoặc chất nhầy màu xanh lá, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng ho không có đờm xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ho khan kéo dài trên 5 ngày
  • Ho khan liên tục không khỏi và có kèm theo đờm, chất nhầy.
  • Tình trạng ho khan sau khi có uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn không thuyên giảm sau 20 ngày. 
  • Ho ra máu
  • Ho khan liên tục dẫn đến hơi thở kém, hụt hơi, thở khò khè
  • Ho nhiều gây tức ngực, đặc biệt là vào ban đêm
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức tai, đau đầu, phát ban, sốt cao, khàn tiếng
  • Huyết áp tăng cao, cân nặng sụt đáng kể.

3. Những nguyên nhân phổ biến gây ho khan

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ho khan là do cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân dị ứng gây ảnh hưởng đến cổ họng và hệ hô hấp của con người. 

3.1. Ho khan do cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các trường hợp người bệnh bị ho khan. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội để bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, phát triển và tấn công vào các cơ quan hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Thông thường, sau khi cơ thể bị cảm lạnh, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những con ho khan lâu ngày kéo dài đến tận vài tháng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nếu tình trạng ho khan kéo dài không được ngăn chặn và điều trị dứt điểm sẽ  biển chuyển sang các giai đoạn nặng hơn, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây ho khan chủ yếu là do cảm lạnh

3.2. Ho khan do các tác nhân dị ứng

Các yếu tố gây dị ứng thường được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cơn ho khan, đặc biệt là những cơn ho cấp tính. Những tác nhân này có thể đến từ các yếu tố môi trường (dị ứng thời tiết, phấn hoa, khói thuốc lá,…), thực phẩm, các loại thuốc hoặc kháng sinh. Chúng thường gây cảm giác ngứa ngáy ở cổ họng hoặc khoang miệng, khiến cho cổ họng bị kích thích, dẫn đến khó kiểm soát được các cơn ho. Tuy nhiên, các cơn ho do nhóm nguyên nhân này thường có thể tự khỏi được mà không cần đến việc chữa trị hay uống thuốc.

Thông thường, nếu tác nhân dị ứng đến từ yếu tố môi trường, các cơn ho khan thường sẽ kèm theo các triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, hắt xì, mệt mỏi, chảy nước mắt và ngứa họng dài ngày. Còn nếu bị dị ứng do dùng thuốc và kháng sinh, bệnh nhân sẽ cảm thấy toàn thân ngứa ngáy, phát ban và buồn nôn. Đồng thời, cơ thể cũng bị tiêu chảy và tụt huyệt áp. 

3.3. Ho khan do nhiễm virus

Khi bạn bị nhiễm một trong nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường, các triệu chứng ngắn thường kéo dài dưới một tuần. Tuy nhiên, không ít trường hợp, bạn bị ho khan kéo dài (có thể lên đến hai tháng) sau khi các triệu chứng khác đã cải thiện.

Ho khan kéo dài rất khó điều trị, thường đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Mặc dù vậy, triệu chứng chỉ làm tăng sự khó chịu trong đường thở, vì vậy bạn hãy thử sử dụng viên ngậm và uống nước ấm để làm dịu cổ họng. Điều này có thể giúp giảm ho và giúp đường thở mau hồi phục.

4. Ho khan là triệu chứng của bệnh gì?

4.1. Ho khan có thể là triệu chứng của hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở sưng lên và bị thu hẹp. Ho liên quan đến hen suyễn có thể có đờm hoặc không có đờm, nhưng thường là ho không đờm.

Ho khan có thể là triệu chứng của hen suyễn

Ho là một triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, nhưng nó không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Tuy nhiên, hen phế quản dạng ho (CVA) có triệu chứng chính là ho khan.

Các triệu chứng khác của hen suyễn có thể bao gồm:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc đau ở ngực
  • Khó ngủ vì thở khò khè hoặc ho

4.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một loại trào ngược axit mãn tính, xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày có thể kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ ho.

4.3. Ho khan lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của Ung thư phổi

Mặc dù rất hiếm, nhưng đôi khi ho khan liên tục có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Một cơn ho liên quan đến ung thư phổi thường không biến mất và có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ như cơn ho có thể trở nên đau hơn hoặc có âm thanh khác. Các triệu chứng ung thư phổi khác bao gồm:

  • Ho ra máu, dù chỉ một lượng nhỏ
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Giảm cân không chủ ý

4.4. Dấu hiệu của bệnh suy tim

Suy tim xảy ra khi cơ tim không bơm máu như bình thường. Bệnh phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh như bệnh động mạch vành và huyết áp cao, có thể làm giảm khả năng tim bơm máu. Ho khan dai dẳng là một triệu chứng của suy tim. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ho tạo ra chất nhầy có màu trắng hoặc hồng.

Các triệu chứng khác của suy tim bao gồm:

  • Khó thở có thể đột ngột hoặc nghiêm trọng
  • Mệt mỏi và yếu đuối
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Chán ăn hoặc buồn nôn
  • Sưng bụng
  • Cơ thể giữ nước
  • Khó tập trung

4.5. Ho khan có thể là dấu hiệu của xẹp phổi

Xẹp phổi là căn bệnh khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này còn phụ thuộc vào từng cơ địa hoặc đối với những người đã từng gặp phải các tổn thương ở phần ngực, gây ảnh hưởng đến phổi. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho khan kéo dài, khó thở, đau tức vùng ngực. 

Ho khan có thể là dấu hiệu của xẹp phổi

5. Cách chẩn đoán và điều trị ho khan

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân ho khan, bác sĩ thường sẽ bắt đầu hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất.

Một bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hoặc CT cho phép các bác sĩ kiểm tra các vấn đề ở ngực.
  • Đo phế dung: Bạn sẽ thở vào một thiết bị nhựa để kiểm tra chức năng phổi. Các bác sĩ sử dụng phép đo phế dung để giúp chẩn đoán các tình trạng như hen suyễn.
  • Nội soi: Phương pháp này sẽ giúp xác định được tình trạng trào ngược dạ dày và kiểm tra quá trình hoạt động của đường hô hấp. 

6. Cách chữa trị ho khan hiệu quả

Điều trị nguyên nhân cơ bản thường là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất ho khan. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị ho khan khác để cải thiện các triệu chứng, ví dụ như:

  • Dùng kẹo ngậm ho: Viên ngậm trị ho chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp, có thể làm giảm kích ứng và giảm ho.
  • Dùng thuốc trị ho khan: Dùng thuốc ho Bảo Thanh, thuốc trị ho khan không kê đơn, thường chứa dextromethorphan, có thể làm giảm phản xạ ho của một người.
  • Kê đầu cao khi nằm: Nâng đầu cao khi ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tắm nước nóng: Nước ấm và hơi nước từ vòi hoa sen có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc Tây, các bài thuốc dân gian chữa ho tại nhà cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Trong đó, có thể kể đến một số loại bài thuốc và nguyên liệu điển hình như tỏi, gừng, mật ong, đường phèn, húng chanh, diếp cá,… Đây đều là những loại thảo dược hết sức quen thuộc, dễ tìm, vừa có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trên thực tế, các bài thuốc dân gian này đều được đánh giá cao, bởi chúng vừa hiệu quả, vừa an toàn, lành tính, lại dễ thực hiện và dễ sử dụng.

Mật ong có tác dụng trong việc chữa trị ho khan

Tuy nhiên, do tính chất dược lý của những loại thảo dược này thường tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả. Thêm vào đó, những bài thuốc này thường chỉ được khuyến khích sử dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ và những cơn ho khan không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý phức tạp.

7. Các biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa ho khan

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa tình trạng ho không có đờm, nhưng một số mẹo sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Tránh khói thuốc lá
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí
  • Tạo môi trường phòng ngủ lành mạnh để hạn chế các chất kích thích gây ho khan

Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ho khan, các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh nhất. Tuy nhiên, để có thể chữa dứt điểm tình trạng này, bạn cũng nên tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.