Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 10/05

Ho khan và ho có đờm là cách cơ thể loại bỏ các tạp chất bên ngoài. Có nhiều cách phân loại ho như ho cấp tính, ho bán cấp và ho mạn tính. Có thể phân biệt ho theo cách ho là ho khan hay ho có đờm. Vậy 2 loại ho này khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Về triệu chứng ho khan và ho có đờm

1.1. Ho khan

Ho khan là tình trạng ho khô kéo dài nhưng không có đờm hoặc chất nhầy. Vì người bị ho khan sẽ không ho ra đờm nên lúc này, bạn có thể cảm thấy ngứa họng. Điều này khiến cơn ho không thể kiểm soát được và có xu hướng kéo dài. Thông thường ho khan còn đi kèm với một số triệu chứng sau: Đau rát họng, mất tiếng, sưng họng…

Ho khan là tình trạng ho khô kéo dài nhưng không có đờm hoặc chất nhầy.

Ho khan tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm hay nghiêm trọng nhưng chúng lại gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng ho khan kéo dài không điều trị kịp thời thì đây có thể là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường hô hấp như: Viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc có thể gây ung thư vòm họng ảnh hưởng đến tính mạng.

Để hiểu rõ hơn về ho khan, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Ho khan là gì?

1.2. Ho có đờm

Ho đờm là khi các chất nhầy tập trung ở cuống họng từ mũi hoặc xoang tiết ra, có thể đờm xuống tận phổi. Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi… Bởi vậy xuất hiện ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như: viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, áp xe phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, giãn phế quản, khí phế thũng,… Vì vậy, có các loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm có máu, đờm bã đậu (lao phổi).

Ho đờm là khi các chất nhầy tập trung ở cuống họng từ mũi hoặc xoang tiết ra

2. Về nguyên nhân gây ho khan và ho có đờm

Tuy là 2 dạng ho khác nhau nhưng nguyên nhân gây ra ho khan và ho có đờm tương đối giống nhau:

2.1. Nguyên nhân gây ho khan

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do các tác nhân dị ứng môi trường, khí hậu khô gây ảnh hưởng đến cổ họng và hệ hô hấp của con người.

2.2. Nguyên nhân gây ho có đờm

Nguyên nhân chính dẫn đến ho có đờm là do đường hô hấp bị viêm và nhiễm trùng. Từ đó khiến cho hệ hô hấp bị tăng sinh cấu trúc, đường thở bị kích ứng, nhạy cảm và làm sản sinh ra các dịch đờm. Trong đó, các yếu tố được xem là tác nhân dẫn đến ho có đờm là: Dị ứng, thói quen hút thuốc lá, nhiễm trùng đường hô hấp, …

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây ho khan và ho có đờm, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể.  Có như vậy thì họ mới có thể đưa ra liệu trình điều trị cụ thể dành cho bạn.

Về nguyên nhân gây ho khan và ho có đờm

3. Phải làm gì khi bị ho khan, ho có đờm?

Ho khan, ho có đờm là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích. Trong trường hợp ho khan có đờm cấp dưới 3 ngày mà không sốt, không kèm đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho không chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, mà còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào, ho khan hay ho có đờm thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho có đờm và ho khan kéo dài trên 3 tuần, đặc biết là khi trẻ bị ho khan kéo dai điều trị bằng thuốc không thấy thuyên giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau tức ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Người bệnh thường xuyên bị ho khan, ho có đờm nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống xung quanh trong sạch. Đó mới là biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bệnh nhân ho khan, ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ấm; tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật; không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng, giữ ấm vùng cổ và ngực.

Khi đã xuất hiện ho khan, hoặc ho có đờm cần điều trị để giảm triệu chứng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ hạn chế triệu chứng ho, tuy nhiên xu hướng lựa chọn các siro ho nguồn gốc từ thảo dược được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả. Bởi, bên cạnh việc muốn hạn chế các tác dụng phụ, đặc biệt là kháng sinh, Siro ho từ thảo dược không chỉ giúp giảm ho làm dịu cổ họng mà một số thành phần được chiết xuất từ các loại thảo dược như một “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp.

Phải làm gì khi bị ho khan, ho có đờm?

4. Cách phòng chống ho khan ho có đờm

– Luôn đảm bảo phổi nhận được lượng dưỡng khí đầy đủ, trong lành không ô nhiễm vi khuẩn.

– Giữ ấm vùng cổ họng vào đêm khuya và sáng sớm đặc biệt là vào những ngày thời tiết giao mùa, chuyển lạnh..Vệ sinh vùng miệng họng sạch sẽ.  Mang khẩu trang khi ra đường.

– Không hút thuốc lá hay ngồi gần nguồn có khói thuốc

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh để ngừa ho khan ho có đờm.

– Tránh tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.

– Sử dụng các loại thuốc ngậm, siro ho thanh đờm để bảo vệ cổ họng trơn tru, không cặn nhầy.

Nếu tình trạng ho khan và ho có đờm kéo dài không khỏi, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.