Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 03/12

Trẻ có những dấu hiệu bị ho, ho lâu ngày không khỏi cần tránh ăn những thực phẩm chiên rán và những đồ ăn lạnh. Nếu ăn những thực phẩm này, tình trạng ho của trẻ sẽ kéo dài và càng khó để chữa khỏi.

1.Tại sao trẻ dễ bị ho?

Nhiều trẻ em bị ho kéo dài hơn 1 tháng, đã áp dụng cả phương pháp dân gian và dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,…

Hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,… có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.

Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày – thực quản) là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

Ngoài ra, trẻ bị ho còn do các nguyên nhân khác như: ho gà, dị vật đường thở, không khí hanh khô, lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi….

2.Trẻ bị ho cần kiêng ăn gì?

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) cảnh báo những những người bị ho khan, ho có đờm lâu ngày cần kiêng những món sau:

Đồ ăn lạnh, cay

Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.

Tôm, cua (các loại hải sản)

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì

Tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua gây ra ho kích ứng.

Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều đến những cơn ho. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những người đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh càng lâu khỏi.

3. Trẻ bị ho nên ăn gì?

Để nhanh khỏi, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những món sau:

  • Thức ăn lỏng, dễ nuốt: Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C: Rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang; các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
  • Tỏi, hành tây: Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus. Chúng là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng.

4. Cho trẻ bị ho ăn như thế nào là đúng cách?

Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế, trước khi cho trẻ ăn, nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói.

Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.

Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần mẹ nên cho trẻ ăn một ít, có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.

Tuyệt đối khi trẻ đang ho, khóc, mẹ không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

5. Cách để chữa khỏi ho cho trẻ

Trị ho bằng các bài thuốc dân gian

Một số cách làm những bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ mà mẹ có thể thực hiện đó là:

  • Mật ong: Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong.
  • Củ cải trắng và gừng: Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
  • Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), mẹ đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Lá hẹ: bạn lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày uống 3-4 lần.
  • Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vào ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uống mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.
  • Hạt chanh: hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.

Trị ho bằng cách sử dụng thuốc

Thuốc chữa ho cho bé theo Tây y có nhiều loại như siro, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê. Thuốc đặc trị ho khan có: codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion…

Thuốc trị ho có đờm: mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat…  Mẹ có thể tham khảo sự chỉ dẫn của bác sĩ để dùng đúng loại thuốc cho con.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều phụ huynh thường ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cải thiện tình trạng ho ở trẻ trước khi phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Pharysol được rất nhiều các ông bố, bà mẹ tin dùng bởi chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên và không gây ra tác dụng phụ. Loại thực phẩm chức năng này đã có mặt trên toàn quốc và có trang web riêng: https://pharysol.vn

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì

Viên uống Pharysol không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh ho ở trẻ và còn có tác dụng bổ phế nhờ những thành phần thảo dược tốt như: kim ngân hoa, huyền sâm, xạ can…. Để sử dụng sản phẩm này, bạn hãy tìm hiểu những thông tin về giá thành cũng như công dụng trên trang web chúng tôi đã để ở trên.

Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm thanh quản hay viêm họng, viên uống chức năng Pharysol cũng có tác dụng rất tốt trong trường hợp này. Bố mẹ nên tham khảo cách dùng và hiệu quả chữa trị ho cũng như chữa viêm thanh quản hay các bệnh về hô hấp khác cho con nhé!

Lưu ý: Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu trẻ dưới 2 tuổi thì bố mẹ nên đến bệnh viện tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ngoài việc quan tâm trẻ nên kiêng ăn gì và nên ăn gì khi bị ho, mẹ cũng cần chú ý cho bé mặc đủ quần áo ấm khi trời lạnh hay không nên nói quá nhiều khi đang khàn giọng do bị ho nhé!

Tìm hiểu thêm các biện pháp khác tại mục 6 cách chữa ho khan ở trẻ em.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.