Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 09/09

Người mẹ thấp bé, nhẹ cân dễ đẻ ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ thấp còi phát triển khó đuổi kịp các bạn bình thường cùng tuổi.

Số liệu điều tra mới nhất về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố cho thấy, để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thực sự rất khó khăn, có biểu hiện của sự chững lại.

Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị thiếu cân nặng so với tuổi (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân) giảm 0,4% từ 14,5% năm 2014 xuống 14,1% năm 2015. Tương tự, tỷ lệ trẻ bị thiếu chiều cao so với tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi) giảm 0,3% từ 24,9 xuống 24,6%.

24,6% trẻ em Việt Nam bị thấp còi

Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất ở Tây Nguyên, sau đó đến trung du và miền núi phía Bắc. Ảnh minh họa: Văn Nguyễn. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, con số này có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, các vùng miền; tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa.. Trong đó, cao nhất là khu vực Tây Nguyên với tỷ lệ trẻ nhẹ cân vẫn còn gần 22% và tỷ lệ thiếu chiều cao là hơn 34%; sau đó là trung du và miền núi phía Bắc với con số tương ứng là 19,5 và hơn 30%. Kon Tum vẫn là tỉnh có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất – hơn 39%.

Suy dinh dưỡng thấp còi còn được gọi là suy dinh dưỡng mãn tính gây hệ lụy lớn với thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ sau này; thậm chí kéo dài qua nhiều thế hệ. Người mẹ thấp bé, nhẹ cân dễ đẻ ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ thấp còi phát triển khó đuổi kịp các bạn bình thường cùng tuổi. Nếu 3 tuổi trẻ phát triển tốt, đạt 94,5 cm thì chiều cao khi 18 tuổi là 170 cm, bị suy dinh dưỡng thì con số này chỉ là 158 cm.

Dưới đây là 5 lời khuyên dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho trẻ:

– Sử dụng thực phẩm giàu canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.

– Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

– Ăn nhiều rau và trái cây; trong số các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến các loại rau xanh giàu canxi (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam)..

– Hạn chế nước có ga.

– Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.

Theo Hà An
VnExpress

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.