Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cân nặng, chiều cao của trẻ có thể liên tục thay đổi hàng tuần, hàng tháng. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát kỹ bằng việc chuẩn bị sẵn một chiếc cân và thước dây trong gia đình.

Phụ huynh cần theo dõi chiều cao, cân nặng của con mình thường xuyên để kịp thời phát hiện tình trạng thấp bé, nhẹ cân và tìm ra hướng khắc phục hiệu quả.

Cha mẹ nào cũng mong các thiên thần của mình khỏe mạnh, cao lớn, thông minh. Vì vậy, tình trạng thấp bé, nhẹ cân luôn là một trong những vấn đề khiến họ lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty NutiFood cho các phụ huynh quan tâm đến điều này.

Theo dõi thể trạng bé thường xuyên

Cân nặng, chiều cao của trẻ có thể liên tục thay đổi hàng tuần, hàng tháng. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát kỹ bằng việc chuẩn bị sẵn một chiếc cân và thước dây trong gia đình. Để có kết quả chính xác, bạn nên đo các chỉ số vào cùng một ngày trong tháng.

Với trẻ dưới 24 tháng, bạn nên đo chiều dài khi nằm và đo chiều cao khi đứng với trẻ trên 2 tuổi. Bé cần được đưa đi khám bác sĩ dinh dưỡng nếu cân nặng và chiều cao không đạt mức trung bình, hoặc 3 tháng liên tục không tăng cân hay sút cân.
Cách cải thiện tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ nhỏPhụ huynh nên thường xuyên đo các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ. Ảnh: Aliexpress

Tìm hiểu rõ nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ là chưa được nuôi dưỡng đúng cách. Nhiều bà mẹ không cho trẻ uống sữa đầy đủ hoặc thiếu chất bột, rau, trái cây, đạm, chất béo… trong khẩu phần ăn. Việc kiêng cữ quá mức khi trẻ ốm cũng không tốt vì có thể gây ra tình trạng thiếu chất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho con em ăn uống hợp vệ sinh và tiêm phòng đúng lịch.

Một số trẻ bị bệnh cường giáp, bỏng, phẫu thuật, chấn thương… phải điều trị bằng corticoid sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, các bệnh đường ruột; bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy tim, dạ dày… sẽ làm rối loạn chuyển hoá, hấp thu, dẫn đến trẻ thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng. Các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, sởi, tiêu chảy kéo dài cũng có thể gây suy dinh dưỡng.
Cách cải thiện tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ nhỏTrẻ bị bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Ảnh: Cherrybridgestation 

Cuối cùng, cơ địa đặc biệt của trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, nhiễm sắc thể cũng làm trẻ thấp bé, nhẹ cân.

Tìm sự trợ giúp của bác sĩ

Phụ huynh cần theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ, hạn chế những sai lầm trong nuôi dưỡng. Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó kết hợp ăn dặm đúng cách. Nếu trẻ ngưng uống sữa mẹ, phụ huynh cần cân nhắc kỹ và lựa chọn loại sữa bột có công thức phù hợp.

Một buổi khám bệnh với chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng thấp bé, nhẹ cân của con nhỏ. Bác sĩ sẽ tư vấn cách để đảm bảo chế độ ăn giàu năng lượng, đủ dưỡng chất cho con bạn. Phụ huynh cũng nên quan tâm hơn đến các loại sữa giàu dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở con em mình.
Cách cải thiện tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ nhỏ

Thực phẩm bổ sung GrowPLUS+ của NutiFood đã được chứng minh lâm sàng là sản phẩm dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng thấp bé, nhẹ cân trên 2 tuổi. Với công thức đột phá Weight Pro+, sản phẩm giúp kích thích trẻ ăn ngon, dễ tiêu hoá, phát triển trí não, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Chất lượng GrowPLUS+ của NutiFood được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng ABS – QE Hoa Kỳ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.