Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 29/11

Đi vệ sinh tưởng là đơn giản nhưng nếu không biết cách đi đúng cách thì bà bầu dễ làm tổn thương đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Bài viết sẽ hướng dẫn bà bầu chi tiết cách đi vệ sinh an toàn, tốt cho sức khỏe.

Tư thế đúng khi bà bầu đi vệ sinh

Tư thế chuẩn nhất cho các mẹ bầu khi đi vệ sinh là nên ngồi xuống thành bồn cầu và thẳng cổ. Mẹ không nên chúi người về phía trước, thả lỏng người, giữa chân với mặt đất tạo nên 1 góc 90 độ, mẹ đặt hai đùi song song với mặt đất và từ đó lấy lực để đi ngoài.

Ngồi đúng tư thế sẽ giúp bà bầu dễ chịu khi đi vệ sinh
Ngồi đúng tư thế sẽ giúp bà bầu dễ chịu khi đi vệ sinh

Có một điều các mẹ bầu nên lưu ý là khi mẹ ngồi xuống bồn cầu hay đứng lên thì không nên quá khom người về phía trước. Ngược lại, mẹ bầu nên di chuyển một cách từ từ, hạn chế đứng lên ngồi xuống quá đột ngột và tạo áp lực lên lưng hay bụng. Đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mỗi khi đi vệ sinh thì mẹ bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi để giảm các áp lực đè nặng lên em bé. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Các tư thế đi vệ sinh sai các bà bầu nên tránh

Ngồi nghiêng người về phía trước

Thực tế rất nhiều mẹ bầu quen với việc ngồi nghiêng người để dễ đi nặng hơn. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tạo áp lực lên bụng bầu và thai nhi, thậm chí có thể làm em bé bị ngạt và nguy cơ thai lưu nếu mẹ có thói quen xấu này.

Bà bầu không nên ngồi nghiêng người về phía trước khi đi vệ sinh
Bà bầu không nên ngồi nghiêng người về phía trước khi đi vệ sinh

Ngồi không tựa lưng

Với những mẹ bầu bị đau lưng, việc ngồi tựa lưng không chỉ giúp mẹ giảm đau mà còn kiểm soát những áp lực lên các cơ ở lưng. Vì thế khi đi vệ sinh thì mẹ đừng quên tận dụng chỗ tựa phía sau để giúp cơ thể dễ chịu và giảm gánh nặng cho bụng nhé.

Ngồi buông thõng vai 

Cân nặng của thai nhi cùng với trọng lượng cơ thể bà bầu sẽ tạo áp lực rất lớn cho cột sống của mẹ. Khi mẹ bầu thói quen buông thõng vai thì đồng thời cột sống của mẹ sẽ phải chịu áp lực rất lớn, vì thế nên mẹ đi vệ sinh hay ngồi sinh hoạt thì cũng nên tránh xa tư thế này nhé.

Ngồi xổm

Khi bụng bầu ngày càng lớn lên, bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, làm cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Ngồi xổm cũng gây áp lực lên bàng quang.

Đồng thời khi mẹ bầu ngồi xổm, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Có thể dẫn đến mất trọng tâm khiến dễ ngã, rất nguy hiểm.

Tư thế ngồi xổm chỉ được khuyến khích khi sắp sinh để giúp xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời tư thế ngồi xổm đúng cách còn giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Không nên xem sách báo khi đại tiện và nghĩ rằng đó là một cách thư giãn. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy, bạn dễ bị choáng váng, ngã quỵ.

Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Phần lớn mọi người, trong đó có các bà bầu cho rằng thói quen này vô hại, nhưng thực tế nó lại vô cùng nguy hiểm, bởi nó khiến bạn rước vào người hàng tá bệnh tật. Trong đó, nhiễm khuẩn E.coli mà một nguy cơ hàng đầu.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh là thói quen xấu ở nhiều bà bầu
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh là thói quen xấu ở nhiều bà bầu

Nhà vệ sinh là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn E.coli ẩn náu. Khi bạn bước vào nhà vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Sau khi đi vệ sinh, bạn sẽ rửa tay sạch sẽ, quần áo sau một ngày sẽ được giặt sạch sẽ và phơi khô. Tuy nhiên, chiếc điện thoại mà bạn mang theo vào nhà vệ sinh thì không hề được rửa hay giặt giũ. Vì thế mà vi khuẩn cứ bám mãi ở đó, tích tụ ngày qua ngay và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn, khiến bạn mắc bệnh mà hoàn toàn không rõ lý do.

Không chỉ có vi khuẩn E.coli mà còn hàng tá các loại vi khuẩn nguy hiểm khác cũng từ nhà vệ sinh bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi.

  • Vi khuẩn E.coli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi… có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
  • Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong, các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng trở nên nguy hiểm…

Không nên rặn khi đi vệ sinh

Trong thời kỳ mang thai, phần lớn bà bầu đều bị táo bón dẫn đến việc đi vệ sinh thường hay phải rặn. Bà bầu chú ý không nên rặn vì hành động này sẽ kích thích các cơn co tử cung, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn thế nữa, nếu mẹ rặn nhiều sẽ làm hậu môn dễ bị nứt, gây ra hiện tượng nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Bà bầu không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh
Bà bầu không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh

Mẹo cho mẹ bầu là nếu vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn đế hỗ trợ nhu ruột già hoạt động, giúp làm mềm phân. Nếu mang thai dưới 3 tháng hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không nên thực hiện mẹo này vì dễ khiến sinh non, sảy thai.

Chú ý: Thực tế thì hầu hết những bà bầu bị táo bón thường phải mất thời gian từ 20 – 30 phút mỗi lần đi đại tiện. Nếu nhà vệ sinh sạch sẽ thì còn đỡ, trường hợp nhà vệ sinh không được dọn dẹp thường xuyên, bốc mùi thì quả là điều ám ảnh. Trong trường hợp này nhiều bà bầu thường phải nín thở hoặc cố rặn cho thật nhanh để có thể thoát ra khỏi không gian hôi thối đó. Về lâu về dài điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi trong bụng cũng như sức khỏe bà bầu.

Để có thể cải thiện tình trạng này thì bà bầu nên sử dụng các biện pháp khử mùi nhà vệ sinh. Các biện pháp thường sử dụng là: cho 1 ít dầu gió, để sáp thơm treo trong nhà vệ sinh, xịt nước hoa… Tuy nhiên các biện pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nhà vệ sinh có mùi nhẹ. Còn nếu có mùi hôi nặng, bạn nên sử dụng dịch vụ hút bể phốt. Trường hợp bạn đang ở khu vực Gia Lâm hoặc các vùng lân cận thì có thể tham khảo dịch vụ hút bể phốt tại Gia Lâm.

Nếu chị em để ý nhà vệ sinh trong thời gian gần đây bồn cầu hay có hiện tượng ứ đọng, xả nước mà chất thải trào ra hoặc không trôi thì đó là 1 trong những dấu hiệu chứng tỏ bể phốt nhà bạn đang bị đầy, cần được thông hút.

Sau khi hút bể phốt xong thì nếu chỉ cần được dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên thì mùi hôi trong nhà vệ sinh không còn nữa. Bà bầu cũng không phải “ám ảnh” mỗi lần đi đại tiện.

Nếu bạn ở bất cứ quận nào Hà Nội cũng đang gặp vấn để về bể phốt đầy thì tham khảo dịch vụ hút bể phốt tại Hà Nội tại những đơn vị chuyên nghiệp. Các đơn vị này bằng kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp bạn thông hút bể phốt nhà vệ sinh nhanh chóng, giúp cuộc sống “dễ thở” hơn.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.