Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 24/12

Sùi mào gà là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng thường là do lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở. Vậy dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh là gì và phương pháp điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng phải làm sao?

Sùi mào gà là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ sơ sinh

1. Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Hiện vẫn chưa có con số chính xác về tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sùi mào gà cũng như trẻ nhỏ, trong đó chủng HPV type 1-4, type 2 và 3 là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.

Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là tổn thương sẩn, mềm, có màu da hoặc hồng, nâu, đường kính trong khoảng vài mm xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong miệng như lưỡi, họng,… gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và bú sữa.

Ngoài ra, nốt sùi cũng có thể xuất hiện ở một số bộ phận khác như hậu môn, quanh hậu môn, dương vật đối với trẻ nam, âm hộ, màng trinh, bên ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo đối với trẻ nữ, cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng. Ở những giai đoạn sau thì tổn thương này lớn dần và tạo thành mảng lớn hơn trên cơ thể, khiên trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu. 

Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng phải làm sao?

Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là tổn thương sẩn, mềm, có màu da hoặc hồng, nâu

2. Sùi mào gà ở trẻ lây như thế nào?

Đa phần trẻ sơ sinh bị sùi mào gà là do lây nhiễm từ mẹ. Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể lây từ mẹ qua các con đường sau:

  • Lây qua nhau thai: nếu thai phụ bị nhiễm virus HPV thì có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai.
  • Lây qua tử cung, buồng ối: virus HPV dễ dàng di chuyển ngược dòng, thông qua cổ tử cung để vào tử cung và xâm nhập vào nước ối khiến thai nhi bị nhiễm virus HPV bẩm sinh.
  • Lây qua đường sinh sản: thai phụ bị nhiễm virus sùi mào gà nếu lựa chọn đẻ thường thì các virus HPV có thể lây sang trẻ khi qua âm đạo. Lúc nào, trẻ thường có các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở mắt và miệng.
  • Qua tiếp xúc bên ngoài: nếu người thân của trẻ bị nhiễm bệnh sùi mào gà và tiếp xúc, chăm sóc trẻ thường xuyên thì cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng phải làm sao?

Đa phần trẻ sơ sinh bị sùi mào gà là do lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai

3. Tác hại của bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh

Do niêm mạc da của trẻ rất mỏng và yếu, sức đề kháng của trẻ kém nên khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể trẻ chúng có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với người trưởng thành, chỉ cần 3 tháng đã phát bệnh.

Nhiễm virus sùi mào gà khiến trẻ xuất hiện các bệnh về hô hấp, khi phát bệnh thường xuất hiện những u nhú ở miệng và họng của trẻ cản trở việc bú sữa mẹ, khiến trẻ dễ bị nôn trớ và gây đau khiến trẻ khóc nhiều.

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở trẻ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để chữa bệnh kịp thời.

4. Phương pháp điều trị với trường hợp trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng

Sau khi trẻ được chẩn đoán xác định sùi mào gà qua những triệu chứng lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh, kết quả xét nghiệm PCR HPV cũng như phân biệt với những bệnh lý khác như u mềm lây, sẩn hình tháp quanh hậu môn, sẩn giang mai, bớt thượng bì… thì sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp chữa sùi mào gà cho trẻ cụ thể.

Đa phần bệnh sùi mào gà ở trẻ em không nguy hiểm và có thể tự khỏi.  Tuy nhiên, nếu bệnh gây khó chịu và ảnh hướng tới sinh hoạt của bé thì cần điều trị.

Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị với trẻ sau:

4.1. Sử dụng thuốc bôi

Thuốc bôi được sử dụng để chữa sùi mào gà cho trẻ thường là Larifan Ungo, Imiquimod.

  • Larifan Ungo là thuốc dạng kem, lành tính, có thể bôi được cả sùi mào gà bên trong miệng, thời gian sử dụng là 2 tháng và tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp.
  • Imiquimod là thuốc dạng kem, có thể là Imiquimod 5% hoặc Imiquimod 3.5%, được sử dụng từ 6 – 12 tháng với tác dụng phụ là gây kích ứng tại chỗ.

Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà ở miệng phải làm sao?

Nếu sùi mào gà gây khó chịu và ảnh hướng tới sinh hoạt của bé thì cần điều trị

4.2. Cắt đốt

Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà này sẽ được chỉ định khi tổn thương sùi mào gà có kích thướng lớn và không đáp ứng với những thuốc bôi điều trị tại chỗ. Phương pháp này có thể là áp lạnh, laser, đốt điện. Phương pháp cắt đốt này có nhược điểm là gây đau cho trẻ.

Có rất nhiều cách để chữa sùi mào cho trẻ nên các bậc phụ huynh khi thấy con trẻ có những dấu hiệu bất thường thì đưa đến những cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp. 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.