Cập nhật vào 17/01
Không ít lần cha mẹ đau đầu với những ăn vạ của trẻ. Có lúc sự thái quá của trẻ còn khiến các bậc phụ huynh nổi nóng do không tìm được cách dỗ trẻ. Nếu bạn nắm chắc các mẹo sau đây, mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng.
1.Lơ con đi
Phần lớn lỗi của các bậc cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con ăn vạ. Trẻ khóc lóc, giận dỗi, người lớn lập tức dỗ dành, nịnh nọt, răn đe,… mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Hãy thử tỏ thái độ “phớt lờ”. Khi thu hút sự chú ý mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.

Nhưng để làm được điều này thì đòi hỏi cha mẹ cũng phải có thần kinh thép. Nhất là khi thấy con mình tự hành hạ bản thân (vật vã, lăn lộn…) hoặc khóc quá nhiều.
2. Không nên bỏ qua
Phớt lờ bé lúc bé lên cao trào “ăn vạ” không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình tĩnh trở lại, các mẹ nên âu yếm bé và giải thích cho bé hiểu việc làm như vừa rồi của bé là không tốt, tỏ thái độ không đồng tình để bé hiểu được vấn đề. Đừng quên nhắc bé không được lặp lại hành động như vậy nữa.
3. Bố mẹ làm gương cho con
Khi con quấy khóc, đừng vội bực bội, la hét và khó chịu. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo. Thay vì thế, hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy bảo con lúc con “ăn vạ”. Nếu bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc, hãy thử tránh mặt một lúc để không bị ảnh hưởng bởi thái độ của trẻ.
Sau khi tâm trạng đã ổn định, bạn sẽ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ một cách điềm đạm. Việc bạn phản ứng gay gắt có thể tình trạng bé ngày càng nghiêm trọng hơn. Bé sẽ càng được đà khóc to và lâu hơn.
4. Khen ngợi trẻ
Thay vì ra sức dỗ trẻ nín khóc, các mẹ hãy thử khen trẻ xem. Ví dụ như con ngoan bình thường có khóc nhè đâu nhỉ? Lúc này trẻ sẽ cảm thấy như mình có trách nhiệm làm tròn vai người con mẫu mực hơn là mè nheo như vậy.
Góc chia sẻ: Các nhà khoa học đã chứng minh trẻ từ 4 tuổi có khả năng ghi nhớ và tiếp thu khiến thức rất tốt, đây chính là thời điểm tốt để cho bé học các môn ngoại ngữ. Nếu mẹ quan tâm có thể tham khảo tại https://giasuviet.net.vn

5. Giữ thần kinh “thép”
Khi trẻ đòi hỏi mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ phản ứng gay gắt và cư xử càng khó ưa hơn. Đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đối mặt với những giọt “nước mắt cá sấu” hay những tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Nếu bạn quá dễ dàng chấp nhận yêu sách của con tức là bạn đã tạo cơ hội cho chúng ăn vạ những lần sau nữa.
6. Không để người khác xen vào
Nếu bạn đang cứng rắn với bé mà lại có người thân xen vào dỗ dành, mọi sự nghiêm khắc của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Bé sẽ thấy việc ăn vạ của mình ít nhiều vẫn được người khác quan tâm. Vì vậy cần thống nhất quan điểm với các thành viên trong nhà là khi bé ứng xử không tốt, mọi người không nên bênh vực bé.
7. Luôn nhất quán
Không vì sợ mất mặt mà nhượng bộ bé trước mặt người khác. Hãy luôn kiên định thực hiện các phương pháp dạy con cả ở nhà lẫn bên ngoài để bé quen nề nếp gia đình.
8. Không nhượng bộ khi con ăn vạ
Cho dù con có dở đủ mọi cách để ăn vạ hay nhà có khách bạn cũng đừng nhượng bộ trẻ. Làm như vậy sẽ càng khó dạy con hơn.
Xem thêm: Làm thế nào để bé lớp 4 thích học môn Tiếng Anh?

9. Nghiêm khắc lúc cần
Việc bạn phớt lờ trẻ và giữ bình tĩnh không có nghĩa là bạn mặc kệ trẻ muốn ăn vạ thế nào tùy ý. Hãy cho trẻ thấy thái độ cứng rắn của bạn cùng những hình phạt thích đáng cho hành vi xấu của trẻ. Những hình phạt thích hợp sẽ có tính răn đe rất tốt.
10. Đánh lạc hướng trẻ
Hãy thu hút trẻ sang một chủ để khác để trẻ ngưng khóc và làm nũng. Có thể dụ trẻ bằng thứ mà trẻ thích hoặc gây chú ý trẻ bằng những thứ lạ mắt vui tai.
Nắm được những mẹo trên thì việc đối phó với con ăn vạ của trẻ trở nên thật dễ dàng!