Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 18/06

Khi được 4 tuổi thì nhiều trẻ đã được bố mẹ đưa đến các lớp mẫu giáo nhỏ để làm quen dần với không gian học đường, chuẩn bị dần tâm lý cho trẻ bước vào các bậc học tiếp theo. Đây là khoảng thời gian phù hợp để cha mẹ bắt đầu cho con học chữ. Tuy nhiên không ít bậc phụ huynh tỏ ra khó khăn, lúng túng trong việc dạy con làm quen với bảng chữ cái.

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìn hiểu một số cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ nhanh và hiệu quả mà cha mẹ nên biết.

Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái

Một trong những bước đầu để trẻ học chữ là cha mẹ cần cho con làm quen với bảng chữ cái. Vì trí nhớ của trẻ trong giai đoạn này chưa được phát triển hoàn thiện nên mỗi ngày bạn chỉ nên cho con học 2 – 3 chữ cái, khi học chữ cái mới thì cần kiểm tra chữ cái cũ tránh để trẻ quên.

Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái

Bên cạnh đó cũng nên tập dần cho trẻ cách phát âm, tuy ngữ âm của trẻ còn chưa chính xác nhưng cha mẹ cần có sự kiên trì để nhắc nhở con đọc sao cho chuẩn.

Quá trình học cần kết hợp với các trò chơi

Trẻ con thường có bản tính “ham chơi hơn ham học” nên cha mẹ cần lồng ghép một vài trò chơi để trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập. Với cách học mà chơi, chơi mà học, trẻ sẽ rất thích và sẽ nhớ nhanh bảng chữ cái.

Một vài trò chơi có thể áp dụng vào việc học chữ của trẻ mà bạn có thể tham khảo như hát bài hát về bảng chữ cái, trò domino với chữ cái, trò lắp chữ cái vào bảng, trò đưa thư chữ cái,…

Thường xuyên cùng trẻ đọc sách

Một trong những cách hiệu quả để dạy chữ cho trẻ là đọc sách nhằm giúp trẻ trong cách phát âm đúng cũng như để chúng nhớ nội dung của các mẫu chuyện đơn giản và có thể kể lại.

Mỗi ngày, cha mẹ nên dành ra khoảng 15 phút, có thể là trước khi đi ngủ, để cùng con đọc một vài mẩu chuyện thiếu nhi với hình ảnh sống động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ. Nếu đọc cho trẻ nghe thì bạn nên sử dụng giọng đọc thật biểu cảm vì nó sẽ giúp con trẻ ấn tượng và nhớ câu chuyện lâu hơn.

Cho trẻ tập viết

Khi viết ra được những chữ cái thì trẻ sẽ có thể ghi nhớ lâu hơn, đây cũng là một yêu cầu của môn học này. Trong thời gian đầu, cha mẹ nên cho trẻ thoải mái viết tự do trên giấy với việc dùng các bút màu, bút to để trẻ dễ cầm.

Khi tay trẻ đã cứng cáp, quen dần với việc cầm bút viết thì bạn cần uốn nắn cho trẻ viết một cách nắn nót, hãy viết chữ cái mẫu làm chuẩn để bé nhìn theo để viết. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể mua them một số cuốn sách tập tô để giúp trẻ luyện tay cầm bút cho quen.

Chuẩn bị không gian, đồ dung học tập cho trẻ

Trước khi tiến hành dạy chữ cho trẻ thì cha mẹ cần chuẩn bị cho con một không gian học tập chu đáo cũng như các đồ dung đầy đủ bao gồm bảng chữ cái, bút, thước, sách, vở,…

Chuẩn bị không gian, đồ dung học tập cho trẻ

Đây là công việc tương đối quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của con trẻ. Biết được điều này nên nhiều bậc phụ huynh rất băn khoăn khi lựa chọn đồ đạc cho con để phù hợp và tốt nhất, trong đó phải kể đến là bộ bàn học bởi đối với mỗi lứa tuổi thì kích thước cũng như chiều cao của bàn học lại khác nhau.

Chiều cao bàn học nếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như bị cận thị, gây ra các vấn đề liên quan đến cột sống,… Nếu gặp khó khăn trong việc này, bạn có thể tham khảo mức chiều cao bàn học phù hợp cho con 4 tuổi tại https://noithatduckhang.com.vn/blog/review/3382-chieu-cao-ban-hoc-cho-be-4-tuoi-5-tuoi-6-tuoi-phu-hop-nhat.html.

Phát triển trí não trẻ

Bé 4 tuổi của bạn có thể liên tiếp khiến bạn ngạc nhiên vì khả năng trả lời câu đố hay là nhận diện hình dạng và màu sắc của bé.

Đây là một năm với những bước tiến tuyệt vời trong việc phát triển kỹ năng mới và xây dựng tinh thần học tập ở trẻ. Thậm chí, bạn còn thắc mắc không biết có nên cho trẻ trắc nghiệm IQ để đo chỉ số thông minh vì bé không chỉ sáng dạ mà còn có thể có năng khiếu.

Theo các chuyên gia tâm lý, thời điểm này còn quá sớm để can thiệp. Thật ra, các câu hỏi trắc nghiệm IQ không phù hợp đối với trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, bạn sẽ không thu được kết quả nào. Năng khiếu tiềm tàng của trẻ lên ba cần được khuyến khích, động viên bằng những việc như: cho bé trải nghiệm những điều mới lạ, chơi tự do, tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ và khả năng chọn lựa đồ chơi.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi suckhoetretho.info

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.