Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 04/01

Ở nước ta và các nước trên thế giới tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng. Bạn sẽ làm gì nếu có con bị xâm hại? Hãy cùng trẻ vượt qua nỗi đau bằng những hành động thiết thực.

Nỗi đau của những đứa trẻ bị xâm hại là nỗi đau không thể dùng từ nào diễn tả được. Hậu quả của việc bị xâm hại tình dục khiến trẻ bị những chấn thương nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần. Lúc này cha mẹ cần luôn ở bên cạnh con, giúp con vượt qua nỗi đau.

Cùng trẻ vượt qua nỗi đau bị xâm hại

Những chấn thương tâm lý nặng nề do việc trẻ bị xâm hại có thể kéo dài cả đời. Trẻ thường bị ám ảnh, sợ hãi, lo lắng và không muốn tiếp xúc với người xung quanh.

Theo chuyên gia tâm lý, việc đầu tiên cần làm đối với trẻ bị xâm hại là không được phép đổ lỗi cho trẻ dưới bất kì hình thức nào, phải đảm bảo trẻ không bị buộc tội với những điều đã xảy ra.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, gần gũi, hỏi thăm trẻ, mềm mỏng, khéo léo tâm sự xem chuyện gì đã xảy ra. Nhất là cha mẹ tuyệt đối tránh thái độ tra hỏi.

Khi tìm hiểu rõ chuyện gì xảy ra với trẻ, nắm vững tâm lý của trẻ lúc này, cha mẹ nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ tâm lý để tìm ra các giải pháp phù hợp nhất với trẻ.

Trên hết cha mẹ không được nhìn con với ánh mắt kì thị, cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi ở cùng gia đình. Cố gắng gần gũi, quan tâm trẻ, chia sẻ và lắng nghe những điều trẻ muốn.

==> Nếu bạn muốn tìm gia sư tại nhà uy tín chất lượng tại Hà Nội cho bé hãy tham khảo tại đường dẫn: https://giasuviet.com.vn/

Cha mẹ hãy luôn bên con khi gặp phải trường hợp bị xâm hại
Cha mẹ hãy luôn bên con khi gặp phải trường hợp bị xâm hại

Dạy con cách tự bảo vệ, ngăn ngừa, phòng tránh việc bị xâm hại

Cha mẹ cần có những hình thức giáo dục giới tính cho con từ khi con còn nhỏ, không chỉ với bé gái mà với cả bé trai cũng cần có những kiến thức về giới tính để tránh nguy cơ bị lạm dụng.

Hãy cho trẻ biết vùng nhạy cảm trên cơ thể của trẻ. Cần dạy cho trẻ ý thức được rằng, nếu không được sự đồng ý của trẻ thì ngay cả bố mẹ cũng không được phép động chạm vào vùng nhạy cảm này. Đồng thời hướng dẫn cho trẻ cách phản ứng khi có người khác chạm vào “vùng cấm” của trẻ rằng đó là hành động xấu xa .

Bạn không thể ở bên con một ngày 24/7 được. Vì thế, trẻ phải học cách tự bảo vệ mình khi không có bố mẹ ở bên. Chỉ cho trẻ cách tự vệ khi bị tấn công. Trẻ cần phải phản đối, la hét, tìm cách chống cự và thoát khỏi, chạy đến nơi đông người để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Cân nhắc khi dạy con cách chống trả, phản kháng

Cha mẹ nên cân nhắc khi dạy trẻ cách phòng vệ bằng những kĩ năng như đánh trả bởi hành động phản kháng này rất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Đối tượng xâm hại trẻ thường là người quen biết hoặc người thân trong gia đình. Thường là những đối tượng khá thân thiết nên trẻ thường mất cảnh giác, không đề phòng, tin tưởng và nghe theo. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, theo sát con mình để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm: Phim “Hope” về nạn ấu dâm được dựng từ câu chuyện có thật

Cần dạy con cách chống trả khi gặp phải tình trạng bị xâm hại
Cần dạy con cách chống trả khi gặp phải tình trạng bị xâm hại

Dạy trẻ cần báo ngay với cha mẹ

Cha mẹ cần nói cho con biết không cần sợ trước bất kì lời đe doạ nào hoặc làm tổn thương đến mình. Nếu có người đe doạ hay làm tổn thương đến trẻ hãy báo ngay cho cha mẹ.

Cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn bên con để học cách nghe chúng chia sẻ, dạy trẻ có thể nói cho bạn biết những người mà trẻ không thích để tránh những hành vi đụng chạm

Trên đây là các cách mà ba mẹ nên tìm hiểu để giúp trẻ tránh gặp phải tình trạng bị xâm hại.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.