Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 12/12

Giai đoạn thai nhi 7 tuần đã bắt đầu to hơn một chút và phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi cũng như cơ thể mẹ thay đổi như thế nào trong tuần này. Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Sự lớn lên và phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7

Tuần thứ 7 trong chu kỳ phát triển của thai kỳ đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn phát triển rõ ràng nhất trong quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Theo bảng đo cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi qua các tuần thì ở giai đoạn thai nhi 7 tuần tuổi có chiều dài khoảng 0,9 – 1,3 cm, và cân nặng của bé ở giai đoạn tuần thứ 7 chỉ vài gam nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài.

Cơ thể của bé bắt đầu phát triển dài ra và cổ cứng hơn. Về kích thước thai nhi 7 tuần tuổi to bằng quả nho hoặc lớn một chút. Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của thai nhi thời điểm 7 tuần rõ ràng nhất.

Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 7 tuần tuổi

Giai đoạn này, nhau thai giữ vai trò cung cấp cho con bạn tất cả các nhu cầu dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết thông qua lượng máu chuyển tới. Tim thai của bé giai đoạn 7 tuần tuổi đã phân chia thành hai nhánh. Nhịp tim của bé ở giai đoạn tuần 7 đập khoảng 150 lần/phút con số này gấp đôi so với người bình thường. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ vẫn còn lo lắng thai nhi 7 tuần tuổi chưa có tim thai có làm sao không?. Các mẹ bầu cũng không có gì phải lo lắng về vấn đề này, thai nhi chưa có tim thai ở thời điểm này là khá trễ so với mốc thời gian quy định nhưng không hẳn là đáng lo ngại bởi mỗi thai nhi có quá trình phát triển không giống nhau.

Thai nhi khi được 7 tuần điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là bé đã phát triển bàn chân và bàn tay. Đầu của bé lúc này xuất hiện ba điểm đen đó chính là mắt và mũi đang hình thành. Tai của bé đã nổi rõ và các chi trông như những lộc chồi non. Bên cạnh đó, thận của bé đã bắt đầu làm công việc bài tiết nước tiểu lẫn vào nước ối. Hệ thống tiêu hóa của trẻ đã hình thành.Răng của em bé cũng bắt đầu nhô ra và vị giác cũng dần xuất hiện trên lưỡi. Bên cạnh đó, những tế bào hình thành lên cơ quan sinh dục và sinh sản của bé đã được hình thành nhưng chưa phát triển đủ để phân biệt trai hay gái.

Cùng với sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7, phôi thai đã được gắn liền với một túi noãn hoàng, cung cấp các chất dinh dưỡng đầu tiên như đường và muối khoáng. Song song đó, một mạng lưới các dây thần kinh đang phát triển đi khắp cơ thể của bé. Lúc này thai nhi 7 tuần có các biểu hiện phát triển rõ rệt. Bé sắp sửa bắt đầu có những cử động nhẹ thường xuyên, khi não và dây cột sống gửi tín hiệu đến các cơ trong cơ thể trẻ. Trẻ sẽ sớm cảm nhận được các cảm giác chẳng hạn như nhiệt độ và mùi vị.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai ở tuần thứ 7?

Bắt đầu bước vào giai đoạn giữa trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ sẽ thấy thường xuyên đi tiểu. Điều này cũng không đáng lo ngại cho các mẹ bầu, bởi lúc này lượng máu trọng cơ thể tăng 10% tạo ra rất nhiều chất dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu qua bàng quang của mẹ.

Ngoài việc đi tiểu nhiều hơn thì phần ngực của mẹ bầu sẽ tăng lên, sự gia tăng nội tiết tố khiến ngực phát triển để chứa sữa chuẩn bị nuôi con bú. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn 1 – 2 cỡ trong thời gian mang thai. Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu với những chiếc áo ngực cũ. Đồng thời, những biểu hiện như đau tức ngực, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn của thời kì thai nghén vẫn chưa hết.

Nôn nghén xuất hiện khi mang thai ở tuần thứ 7
Nôn nghén xuất hiện khi mang thai ở tuần thứ 7

Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi mang thai thì đôi lúc mẹ còn cảm thấy mệt mỏi ở thời kì này.Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén hơn. Theo một số nghiên cứu của khi mang thai ở tuần tuổi 7, do sự thay đổi Hormone, nhất là sự tăng Progesterone đột ngột.Tình trạng nôn nghén thường xuyên khiến các mẹ mất năng lượng.Thỉnh thoảng, mẹ có thể mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy, bạn cố gắng không nên sử dụng thuốc vì nó ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy xử lý bằng cách khác như: nằm xuống nghỉ ngơi, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, tắm nước ấm hoặc Massage da đầu vào lúc này là hiệu quả nhất.

Mang thai 7 tuần tuổi, mẹ nên ăn gì để con phát triển toàn diện?

Hiện tượng ốm nghén khi mang thai khiến không ít mẹ bầu sút cân, gây ốm, xanh xao và thai nhi bị ảnh hưởng không ít. Hiện tượng này kéo dài không hề tốt cho cả mẹ và quá trình phát triển thai nhi 7 tuần tuổi. Vì vậy, mẹ bầu nên quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng, dù có cảm giác buồn nôn và chán ăn cũng không nên bỏ qua những chất dinh dưỡng sau:

1. Thực phẩm chứa Aixit Folic

Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự

phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh, thai nhi chậm phát triển hoặc bị sinh non. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Thực phẩm axit folic tốt cho quá trình mang thai
Thực phẩm axit folic tốt cho quá trình mang thai

Axit folic là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt những tuần đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Đặc biệt là tật nứt đốt sống cổ. Mẹ bầu được khuyên nên bổ sung từ 400-600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm: cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá xanh thẫm… Thực phẩm giàu axit folic cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi 7 tuần tuổi thì rất tốt cho quá trình phát triển của cơ thể và não bộ của bé. Ngoài ra, nếu mẹ ốm nghén nặng và không thể ăn các loại thực phẩm trên có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống viên bổ sung dưỡng chất này trong tuần thai thứ 7.

2. Thực phẩm chứa Canxi

Canxi là thành tố không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi ngày mẹ cần đến 1000 mg canxi có trong sữa, hải sản và các loại rau có lá màu xanh xẫm. Bổ sung canxi đầy đủ giúp mẹ bầu có hệ xương chắc khỏe, tránh được các bệnh về cột sống, thoái hóa khớp. Đồng thời, Giúp bé có đủ canxi để phát triển xương cốt đầy đủ.

Trong thời kỳ mang thai cần bổ sung Canxi cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai cần bổ sung Canxi cho bà bầu

Ngoài ra, mẹ bầu không nên sử dụng những thực phẩm có chứa thủy ngân cao.Những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Một số thực phẩm chứa thủy ngân cao như: Cá kiếm, cá thu, cá kình,… Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Thủy ngân là chất cực độc có thể khiến thai nhi bị dị dạng, tổn thương não, chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ con sau này. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 7 hay các tuần trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm có chữa chất thủy ngân.

3. Chất sắt

Bổ sung sắt là điều nhiều mẹ quan tâm nhất trong suốt thai kỳ mnag thai .Sắt được xem là khoáng chất có vai trò quan trọng trong hoạt động sản sinh máu cho cơ thể mẹ. Và khi mang thai thì lượng máu cần được nâng cao hơn để truyền cho em bé trong bụng.

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt tốt cho bà bầu
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt tốt cho bà bầu

Có rất nhiều chị em bị thiếu máu khi mang thai thường có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược từ đó ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Lời khuyên cho mẹ là mỗi ngày mẹ nên bổ sung 27mg sắt bằng cách ăn uống hoặc uống viên sắt bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. Một số thực phẩm chứa sắt như: thịt bò, ngũ cốc, rau bó xôi,…

4. Thực phẩm chứa Protein và uống nhiều nước mỗi ngày

Protein đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra Protein còn giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng, tăng hệ miễn dịch giúp mẹ vầu khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt 40 tuần của thai kỳ, các tế bào thần kinh đã được hình thành và dần dần các tế bào này được hoàn thành.

Nhưng trong một số trường hợp thiếu hụt Protein sẽ dẫn đến tình trạng gây dị tật thần kinh nghiêm trọng.

Protein không chỉ đi nuôi dưỡng cơ thể của mẹ bầu, mà còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Một số thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, thịt, cá, trái cây… Lời khuyên dành cho mẹ bầu: bạn nên bổ sung

Protein đầy đủ trong suốt thai kỳ của mình, đặc biệt khi mang thai nhi ở tuần thứ 7.

Ngoài việc sử dụng những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên tránh một số thực phẩm không nên dùng gây ảnh hưởng đền quá trình phát triển khi mang thai tuần thứ 7 như:

• Những thực phẩm dễ hỏng, ôi thiu
• Sữa chưa tiệt trùng
• Thực phẩm sống, thực phẩm chưa nấu chin
• Đồ uống có còn, chứa các chất kích thích
• Các thực phẩm gây dị ứng
• Thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay nóng

Với những thông tin và chia sẻ kiến thức dinh dưỡng khi mang thai tuần thứ 7 mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây, chắc hẳn các mẹ cũng nắm được sự phát triển của bé cũng như nhóm thực phẩm trong thời gian mang thai tuần thứ 7 nên ăn gì và không nên ăn gì rồi. Vậy thì đừng quên ghi chú lại vài điều quan trọng về chế độ ăn uống hằng ngày của mình nhé. Bởi nó chính là tiền đề để giúp con yêu của mẹ phát triển cứng cáp khỏe mạnh toàn diện qua từng tuần từng tháng. Hãy chắt lọc, ghi lại nhiều lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng thai nhi 7 tuần tuổi và áp dụng cho chính mình để cả mẹ và bé đều khỏe nhé.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.