Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/09

Thường xuyên chú ý kiêng kị trong ăn uống cho trẻ em cũng là một biện pháp tốt bảo đảm quá trình phát triển cho trẻ. Trong đó càng cần phải kiêng đồ lạnh thứ mà thường dễ bị xem nhẹ.

Tại sao trẻ nhỏ cần phải kiêng đồ lạnh?

Người ta mặc dù lấy ăn uống làm cái căn bản nhưng cũng nên có sự khác biệt giữa “được dùng” và “kiêng dùng”. Điều này bởi vì là thực phẩm có tứ khí là lạnh, nóng, ấm, mát và ngứ vị là cay, ngọt, chua, đắng, mặn.

Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi, sự phát triển nhanh hơn bất kì thời kỳ nào khác, lượng nhu cầu uống của nó rất lớn. Do vậy trẻ sơ sinh số lần ăn uống tương đối lớn. Lúc đó các ông bố bà mẹ thường cho chúng ăn rất nhiều, đôi lúc do không kịp liền cho chúng ăn đồ lạnh, đặc biệt là mùa hè một là cho rằng đồ lạnh không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ; hai là cho rằng đồ lạnh có thể giải nhiệt mà quên đi sự nguy hại do đồ lạnh mang đến cho trẻ.

Đông y từ lâu đã chỉ rõ, tạng phủ của trẻ sơ sinh còn mềm yếu, hình khí chưa đủ, thuộc tử âm, tử dương, trong đó tì vị là yếu nhất. Do trẻ em luôn nằm trong quá trình trạng thái phát triển liên tục. Sự phát triển hình thể và chức năng các cơ quan trong toàn cơ thể đều từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Lúc đó cần có nhiều dinh dưỡng để thoả mãn nhu cầu không ngừng của quá trình phát triển.

Tại sao trẻ nhỏ cần phải kiêng đồ lạnh?

Nhưng lại phải thích ứng với chức năng tiêu hoá của nó, nếu không sẽ làm tổn hại đến tì vị, không có lợi cho việc tiêu hoá và hấp thụ, thậm chí dẫn đến các bệnh mạn tính. Ví dụ các bệnh đi chảy, viêm loét dạ dày mạn tính ở trẻ em được thấy tương đối nhiều trong lâm sàng mấy năm gần đây. Do vậy, thường xuyên chú ý kiêng kị trong ăn uống cho trẻ em cũng là một biện pháp tốt bảo đảm quá trình phát triển cho trẻ. Trong đó càng cần phải kiêng đồ lạnh thứ mà thường dễ bị xem nhẹ.

1   – Ăn đồ lạnh trước tiên là ảnh hưởng và làm tổn hại tới chức năng tì vị. Y học hiện đại cho rằng, trẻ em dưới 3 tháng tuổi do sự phân hoá tuyến nước bọt. chưa hoàn thiện, lượng nước bọt tiết ra còn ít, hàm lượng các men tiêu hoá cũng chưa đủ. Đồ lạnh dễ làm cho dịch tiêu hoá bị hạn chế, chức năng tiêu hoá càng kém, gây nên các bệnh đường ruột và dạ dày, sự hấp thụ thức ăn không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đông y cho rằng, ăn uống đồ lạnh rất dễ làm tổn hại dương khí, đặc biệt đã làm hại đến dương khí của trẻ em, gây nên âm hàn thịnh dương khí suy, từ đó ảnh hưởng đến sự vận hành chuyển hoá của tì vị. Càng lâu thì âm hàn càng thịnh khí huyết vận hành không thông, làm cho khí tắc huyết ngưng.

Như vậy sẽ làm cho trẻ phát triển chậm, sắc mặt khô vàng, cơ thịt khô dần, bụng đau và lãnh và kèm theo nôn mửa nước chua, lạnh, trong và thức ăn… do tiêu hoá hấp thụ kém, dinh dưỡng không đủ cho nhu cầu phát triển.

Đồng thời do tì dương bị tổn thương lại làm cho tì âm không đủ, trẻ thường có cảm giác miệng khát muốn uống đồ lạnh, như vậy càng dễ bị tuần hoàn ác tính, tạo nên cam tích (thường gọi là lao sữa). Nếu cứ tiếp tục không chú ý điều trị và kiêng ăn đồ lạnh thì người nặng có thể bị suy nhược tì dương, thậm chí dạ dày bị suy nhược không nhận thức ăn được nữa.

Tì hư sẽ không vận chuyển nước, tính chất đi nuôi cơ mạch, nguồn sản xuất khí huyết bị tổn thương, cuối cùng âm và dương đều kiệt, bị chứng động kinh, gân mạch co giật, khi ngủ mắt bị lộ con ngươi, mắt trũng sâu, lúc lúc lại sợ hãi, nôn mửa không thôi hoặc ra mồ hôi hư, chân tay co giật tê liệt, lúc phát tác lúc không, không muốn ăn, bụng đầy và sôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Do vậy, muốn chức năng tì vị của trẻ được bình thường đáp ứng được nhu cầu phát triển phải kiêng kị ăn uống đồ lạnh, nếu không sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng.

2   – Thường cho trẻ ăn uống đồ lạnh dễ bị thấp nhiệt phong hàn. Nguyên nhân là: a – Chức năng tì vị của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dương khí chưa đầy đủ. Đặc biệt là những đứa trẻ thể chất tương đối kém, bản thân đã thường hay ốm yếu như cảm, viêm phế quản, đi ngoài… nếu lại ăn đồ lạnh khác nào như thêm dầu vào lửa, ngoại hàn (ngoài lạnh) lại thêm nội hàn (trong lạnh) không những các bệnh trên không được chữa khỏi, tái phát nhiều lần mà bệnh lại nặng thêm, làm cho dương khí của tì vị càng bị tổn thương, thậm chí dẫn đến bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trưởng thành của trẻ.

     b – Trẻ sơ sinh thuộc cơ thể trĩ âm trĩ dương (âm dương còn non nớt) tính thích ứng đối với nóng và lạnh đều kém. Đặc biệt những trẻ có thể chất kém, sức chịu đựng đối với cái nóng nhiệt càng kém. Lúc này mà bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh thì lại làm cho nóng nhiệt hồi phục thêm vào đó tì dương không phát triển, hàn thấp nội sinh, chức năng tiêu hoá hấp thụ càng kém gây nên bệnh sốt nhiệt, đờ đẫn, đi ngoài, lười ăn, sốt nhẹ, thậm chí gây nên bệnh cam tích.

     c – Đối với những trẻ tì dương không đủ và gầy yếu thì thường thích ăn uống đồ lạnh. Nếu như bố mẹ chi vỉ chiều sở thích của trẻ, cho trẻ ăn uống đồ lạnh thường xuyên thì sẽ làm cho thàn thấp ngưng tụ kết hợp với phong hàn, thể chất của trẻ giảm sút rỏ rệt, dễ bị ốm, đặc biệt là thường bị cảm, ho hen suyễn, viêm ruột… và gây nên tình trạng ốm yếu nhiều bệnh. Chính vì nguyên nhân này mà trẻ em hiện nay mắc nhiều bệnh làm cho các ông bố bà mẹ chỉ có một con càng khó nuôi con cho tốt hơn. Đồ lạnh là một trong những nhân tố quan trọng làm tổn thương thể chất của trẻ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.