Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy bối rối không biết vì sao trẻ sơ sinh thường hay ngủ li bì. Đây là vấn đề bình thường hay nguy hiểm? Liệu có cách nào để xử lý điều này ở trẻ hay không? Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích nhằm tìm ra lời giải chính xác cho các bạn.

Tại sao trẻ sơ sinh thường hay ngủ li bì?

Đầu tiên, để biết được hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì có gây nguy hiểm gì hay không thì ông bố bà mẹ cần biết được thời gian ngủ trung bình của trẻ là bao nhiêu. Bạn có biết được điều này hay không? Thường thì tổng thời gian mà các bé sơ sinh ngủ trong ngày khoảng 16 – 18 tiếng.

Những đứa trẻ vừa mới sinh thì có thể ngủ 22 tiếng mỗi ngày. Dù việc này là bình thường nhưng lại không xảy ra thường xuyên. Nếu các mẹ quan sát kỹ có thể thấy giấc ngủ của bé có chu kỳ rất ngắn và khá thất thường.

Làm rõ lý do trẻ thường hay ngủ li bì
Làm rõ lý do trẻ thường hay ngủ li bì

Ví dụ như trẻ sơ sinh trước 3 tháng thì mỗi giấc ngủ sẽ là 2 – 4 giờ, có thể ít hay nhiều hơn. Và thường phải mất 6 tháng sau sinh trẻ mới có đồng hồ sinh học riêng mình, ngủ đúng giờ giấc hơn.

Sau 6 tháng thì bé sẽ có tổng thời gian ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Ban đêm ngủ dài từ 6 – 8 tiếng còn giấc ngắn chỉ có 1 – 2 tiếng hoặc nhiều hơn.

Vậy vì sao trẻ sơ sinh thường hay ngủ li bì? Điều này là do:

– Đối với các trẻ sơ sinh thì 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ đã hình thành nên giấc ngủ li bì này. Đến khi ra thế giới bên ngoài thời gian đầu khiến trẻ chưa thích ứng được.

– Trẻ sơ sinh rất dễ bị ru ngủ nhờ sự bao bọc của mẹ hay tiếng ru ngủ nhẹ nhàng, êm dịu.

– Các bé đều có dạ dày nhỏ dễ no nên cũng dễ buồn ngủ y như câu nói căng cơ bụng trùng cơ mắt. Mặt khác, trẻ hoạt động gì đó cũng khiến năng lượng trong cơ thể nhanh chóng bị tiêu hao nên dễ đói, mệt và cơn buồn ngủ cũng dễ kéo đến.

– Ngay như việc trẻ còn quá nhỏ chưa biết đi nên thời gian chính là nằm. Điều này cũng khiến cho trẻ ngủ nhiều hơn.

– Những giấc ngủ cũng giúp trẻ sơ sinh nhanh chóng phục hồi sau khi ốm hay bị bệnh.

– Ngoài ra các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, bệnh tật…cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ nhiều hay ít.

Xem thêm: Các dấu hiệu bất thường khi trẻ ngủ li bì và khó đánh thức

Tìm hướng giải quyết cho tình trạng trẻ ngủ li bì
Tìm hướng giải quyết cho tình trạng trẻ ngủ li bì

Biện pháp xử lý hiệu quả khi trẻ ngủ li bì

Như đã đề cập ở trên, việc trẻ ngủ li bì là khi ngủ quá nhiều, nằm li bì, rất khó để đánh thức được bé dậy thậm chí còn có tình trạng kém ăn. Trường hợp thấy trẻ ngủ quá giờ nhiều hơn bình thường thì nên đánh thức bé dậy để còn cho ăn. Khi không có dấu hiệu nào đáng lo thì bạn cần:

– Không nên để trẻ hoạt động quá sức
– Trong ngày nên để trẻ ngủ đủ những giấc ngắn theo thói quen.
– Hãy thử đánh thức trẻ bằng việc dùng khăn ướt chạm vào mặt bé.
– Có thể thử cởi một số lớp quần áo giúp trẻ cảm thấy mát hơn nên bé cũng dễ thức dậy hơn.
– Nên đưa bé ra ngoài đi dạo vào ban ngày, tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên, thiên nhiên tươi sáng.
– Thực hiện một số thói quen tốt cho trẻ trước khi đi ngủ như massage, điều dưỡng.

Nhưng trường hợp trẻ xuất hiện thêm biểu hiện của bệnh thì trước hết hãy điều trị bệnh cho khỏi hẳn. Một số căn bệnh mà trẻ sơ sinh thường gặp phải như sốt, ho, chảy mũi, chán ăn, nôn,…Bệnh có thể khỏi nhanh hay chậm còn tùy vào mức độ của bệnh. Nhẹ thì chóng khỏi nhưng nếu nặng hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.