Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 04/12

Cá chẽm có tên gọi khác là cá vược – loài cá nước ngọt có thịt săn chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cách nấu cá chẽm cho trẻ ăn dặm khá đơn giản, tiết kiệm thời gian, mẹ nào cũng có thể thực hiện.

Tác dụng của cháo cá chẽm với trẻ

Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy các chất selen, kẽm, canxi, magiê và các khoáng chất thiết yếu khác mà cơ thể cần để bảo vệ xương ở bên trong cá chẽm. Việc cho trẻ ăn các món chế biến từ cá chẽm sẽ giúp xương khớp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai.

Bên cạnh đó cá chẽm có sự cân bằng ấn tượng giữa các axit béo omega-3 và omega-6, gần với mức mong muốn trong cơ thể con người. Nói cách khác thực phẩm này giúp cân bằng lượng cholesterol, do đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, béo phì và bệnh tim mạch vành bằng cách giảm căng thẳng cho tim và động mạch. Omega là chất giúp não bộ trẻ hoàn thiện và phát triển về tư duy cực tốt cho trẻ.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

  • 600g cá chẽm
  • 1 chén gạo dẻo
  • 3 tép hành lá
  • 3 củ hành tím
  • 1 muỗng canh nước mắm
  • 2 muỗng cà phê bột nêm
  • 2 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng dầu ăn
  • ½ muỗng cà phê đường
  • ½ muỗng cà phê tiêu
Cách chọn cá chẽm ngon
Cách chọn cá chẽm ngon

Cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

  • Bước 1: Vo sạch gạo rồi đổ 2,5 lít nước vào nấu thành cháo chín nhừ.
  • Bước 2: Trong thời gian nấu cháo ta làm cá. Mổ bụng cá chẽm, bỏ toàn bộ phần mang, ruột bên trong sau đó rửa sạch. Bạn có thể dùng trực tiếp muối để xát lên cá khử mùi tanh, hay dùng nước muối để rửa cá đều được. Hoặc bạn cũng có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm hay trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế… cũng giúp khử mùi tanh của cá hiệu quả. Tiếp đến, bạn thái cá thành miếng nhỏ, để ráo.
  • Bước 3: Hành tím đi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ. Trộn hành tím, hành lá với nước mắm, bột nêm, đường, tiêu thành hỗn hợp gia vị. Dùng hỗn hợp này ướp cá chẽm trong khoảng 20 phút cho cá ngấm gia vị.
  • Bước 4: Cho dầu vào chảo, chờ dầu nóng rồi cho cá vào chiên sơ.
  • Bước 5: Khi cháo chín nhừ thì cho cá vào nồi cháo, khuấy đều. Để nồi cháo sôi nhè nhẹ khoảng 3 phút thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá và hạt tiêu vào là tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo ra bếp, để nguội bớt rồi cho trẻ ăn.
Món chão cá chẽm thơm ngon bổ dưỡng
Món chão cá chẽm thơm ngon bổ dưỡng

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo cá chẽm?

Cá chẽm là loại thực phẩm có chứa nhiều selen. Nếu trẻ hấp thu selen với một lượng vừa đủ thì không sao, nhưng nếu vượt quá chỉ số cho phép thì trẻ sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Hơi thở hôi
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Vấn đề về thận
  • Mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Khó tập trung
  • Bệnh xơ gan
  • Phù phổi, và thậm chí tử vong

Ngoài ra, cá chẽm còn chứa nhiều magie, nếu cơ thể của trẻ hấp thu quá nhiều magie thì không tốt cho sức khỏe của bé, trẻ dễ bị tiêu chảy. Chính bởi vậy mà mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cháo cá chẽm khoảng 2 lần/ tuần, không nên cho trẻ ăn nhiều quá dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài cá chẽm thì mẹ có thể có thể học cách chế biến các món cháo cá khác để giúp trẻ thay đổi bữa ăn, hứng thú ăn dặm hơn:

Đừng bỏ qua:

Những lỗi các mẹ thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ

Cho nước lạnh vào nồi đang đun xương

Nhiều bà mẹ có một thói quen đó chính là đổ thêm nước lạnh vào trong khi đang ninh xương. Có thể các mẹ cảm thấy việc này hết sức là bình thường tuy nhiên, đây là một thói quen xấu cần phải loại bỏ. Lý do không nên làm như vậy là vì trong xương, thịt chứa nhiều  protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

Cho bé dùng nước mắm, muối khi mới bắt đầu ăn dặm

Một lỗi khác mà các mẹ thường hay gặp phải đó là khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm đã cho trẻ sử dụng một số loại gia vị như nước mắm, muối. Việc nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Đối với những trẻ thuộc trường hợp này, vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không gây hại cho bé. Còn mẹ nào muốn cho bé nhà mình sử dụng nước mắm, muối thì tốt nhất hãy đợi cho đến khi bé được 9 tháng tuổi trở lên.

Khuấy đảo thức ăn nhiều lần

Trong khi nấu thức ăn cho bé, việc dùng thìa khuấy đều thức ăn lên là một việc hết sức bình thường. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới khuấy thì không sao nhưng có một số mẹ lại khuấy liên tục. Việc làm này mô hình chung sẽ làm thức ăn bị nát và nhũn, khiến cho món ăn không còn giữ được hương vị thơm ngon,, bé sẽ không còn hứng thú ăn nữa. Không chỉ có như vậy, nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Nếu các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp, cho đồ ăn dặm của bé thêm phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng, hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy. Tôt nhất là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước, sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Để cho bé nhà mình luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Các mẹ hãy để ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Nên cho bé ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là món cháo cá chẽm này. Để tránh quên, các bạn hãy ghi lại ngay cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm trên đây vào sổ tay nấu ăn của mình. Chúc các mẹ thành công.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.