Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Với những trẻ phát triển bình thường, khi lên 2 tuổi thì đã bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà trẻ nghe được. Nếu sau 2 tuổi mà trẻ vẫn chưa nói được thì trẻ đang rơi vào tình trạng chậm nói. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhận thức, cuộc sống cũng như tương lai của trẻ.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn những cách dạy trẻ 4 tuổi chậm nói hiệu quả để trẻ mau nói.

Dấu hiệu của trẻ chậm nói

Để phát hiện được kịp thời tình trạng chậm nó của trẻ thì cha mẹ cần theo dõi giai đoạn phát triển lời nói và ngôn ngữ của con. Dưới đây là những biểu hiện bất thường chứng tỏ trẻ đang bị chậm nói:

– Từ 2 – 4 tháng tuổi, trẻ không có các biểu hiện phản ứng với tiếng động mạnh, không có các phát âm “gừ gừ, ư, a” cũng như không có khả năng bắt chước âm thanh.

– Tháng tuổi thứ 7, trẻ vẫn không có những biểu hiện phản ứng lại với các âm thanh từ môi trường xung quanh.

– Tháng tuổi thứ 12, kể cả khi được gọi tên thì trẻ cũng không phản ứng. Trẻ không nhận biết được các đồ vật dù cha mẹ đã dạy, không biết bập bẹ các phụ âm, không nói, không vẫy tay chào, chỉ ngón tay, lắc đầu từ chối khi ăn,…

Dấu hiệu của trẻ chậm nói

– Tháng tuổi thứ 15, trẻ không nói, không hiểu và phản ứng lại lời nói của cha mẹ hay những người xung quanh. Trẻ cũng không đáp ứng lại các yêu cầu của người lớn như hôn má, vẫy tay,…

– Tháng tuổi thứ 18, trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

– 2 tuổi, trẻ chỉ bắt trước lời nói hay động tác của người khác chứ không tự nói ra. Trẻ chỉ có thể phát ra được một số âm thanh, từ, cụm từ lặp đi lặp lại chứ không có khả năng sử dụng lời nói trôi chảy để truyền đạt nhiều hơn về nhu cầu, mong muốn của mình. Bên cạnh đó, trẻ có giọng điệu không bình thường như nói bằng âm mũi, dễ cáu kỉnh, bực tức,…

– Từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trẻ không thể nói được câu ngắn gọn bao gồm vài từ, không gọi tên được một số bộ phận cơ thể, không có khả năng ghi nhớ theo kiểu “học vẹt”. Trẻ chưa biết gọi các thành viên trong gia đình bằng đại từ nhân xưng hoặc tên. Trẻ có các lời nói khó hiểu, không rõ, lắp bắp, không tìm cách giao tiếp với bạn đồng lứa, khó tách rời bố mẹ,…

– Đến 4 tuổi, trẻ vẫn chưa thể phát âm thành thạo các phụ âm, chưa thể phân biệt sự “giống” hay “khác” giữa các đồ vật, hay vẫn chưa dùng đúng đại từ nhân xưng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ

Các chuyên gia y tế cho rằng, có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ:

Thứ nhất là nguyên nhân về mặt thể chất, do não bộ của trẻ phát triển không tốt, tư duy chậm. Hoặc có thể do các cơ quan đảm nhận vai trò chính trong việc xử lý âm thang là tai, mũi, họng, lưỡi, mắt gặp vấn đề.

Thứ hai là nguyên nhân về mặt tinh thần, trẻ có thể bị sang chấn tâm lý, sốc, sợ hãi,… Ví dụ như nếu không được cha mẹ quan tâm, yêu thương cũng có thể gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Một số cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ nhanh và hiệu quả mà cha mẹ nên biết

Những cách dạy trẻ 4 tuổi chậm nói hiệu quả

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Cha mẹ nên nói chuyện với con thật nhiều để hình thành thói quen trò chuyện của trẻ, đó có thể la khi cả nhà đang ăn cơm, khi đang đi chơi công viên, trước khi trẻ đi ngủ,…

Bạn nên nó với con bằng giọng điệu truyền cảm, yêu thương, cử chỉ trìu mến để có thể cải thiện khả năng nghe của trẻ.

Những cách dạy trẻ 4 tuổi chậm nói hiệu quả

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

Khi được tiếp xúc với nhiều người, trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn hơn, không còn cản giác sợ sệt. Từ đây trẻ có cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Không nên bắt chước những từ ngữ của trẻ

Khi rơi vào tình trạng nói chậm, trẻ thường phát âm không chuẩn, nói ngọng. Để tránh việc trẻ nói sai, nói ngọng nhiều, dần dần thành thói quen khó sửa thì cha mẹ không nên bắt trước cách nói của trẻ trong quá trình dạy chúng.

Bài viết được suckhoetretho.info tổng hợp và chia sẻ

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.