Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 27/07

Nhân sâm được coi là một vị thuốc quý đến từ thiên nhiên bởi những lợi ích mà nó đem đến cho sức khỏe là vô cùng to lớn. Chính vì điều này, nhân sâm được dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến với các bạn món cháo gà hầm sâm. Để các bạn có thể tự tay làm món cháo này ngay tại nhà, chúng tôi xin chia sẻ cách nấu cháo gà hầm sâm.

  1. Tác dụng của cháo gà hầm sâm
  2. Tác hại của cháo gà hầm sâm
  3. Những người không nên ăn cháo gà hầm sâm
  4. Nguyên liệu cần có để nấu cháo gà hầm sâm
  5. Cách nấu cháo gà hầm sâm

Tác dụng của cháo gà hầm sâm

  • Ăn cháo gà hầm sâm giúp giảm giảm nguy cơ bị ung thư: Thịt gà là một trong những nguyên chính làm nên món cháo này. Thịt gà có một công dụng rất hay đó là giúp giảm giảm nguy cơ bị ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người không ăn chay, tiêu thụ thịt đỏ, thịt lợn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, trong khi ăn gà và cá, làm giảm nguy cơ phát triển ung thư này
  • Ăn cháo gà hầm nhân sâm giúp cung cấp một lượng mangan dồi dào cho cơ thể: Gạo nếp cũng là một trong những nguyên chính làm nên món cháo này. Gạo nếp cũng mang lại lợi ích sức khỏe do hàm lượng mangan của nó. Bạn cần mangan cho một sự trao đổi chất lành mạnh – nó giúp bạn xử lý carbohydrate, protein và cholesterol. Nó cũng giúp bạn tạo ra proteoglycans, một họ protein cần thiết cho sụn và mô xương khỏe mạnh. Mỗi khẩu phần gạo nếp tăng lượng hấp thụ mangan của bạn 0,5 mg, cung cấp 22 phần trăm lượng khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 28 phần trăm cho phụ nữ.
  • Ăn cháo gà hầm sâm giúp giảm căng thẳng: Ngoài gạo nếp và thịt gà ra, nhân sâm cũng là một trong những nguyên chính làm nên món cháo này. Ginsenosides tìm thấy trong nhân sâm có thể làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và khắc phục tình trạng tính khí thất thường. Vì vậy mà nhân sâm là loại thảo mộc tuyệt vời trong việc chống trầm cảm. Hãy uống một viên nhân sâm hay một tách trà 3 lần mỗi tuần nếu bạn thấy tâm trạng không tốt hay công việc quá vất vả.

Tác hại của cháo gà hầm sâm

  • Ăn nhiều cháo gà hầm sâm có thể có nguy cơ bị ung thư: Có một nghịch lý ở đây đó chính là thịt gà nếu ăn với một lượng vừa đủ thì có công dụng giúp giảm giảm nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên tiêu thụ một chế độ ăn uống có hàm lượng protein động vật cao và ít trái cây và rau quả có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn. Nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ ung thư, thấp hơn 40%, ở người ăn chay khi so sánh với người ăn thịt. Bởi vì gia cầm được nấu ở nhiệt độ cao, nó có thể hình thành các amin dị vòng (HCA), các hợp chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư của bạn. Một nghiên cứu cụ thể cho thấy rằng chiên thức ăn ở nhiệt độ rất cao có thể tăng gấp đôi nguy cơ ung thư đại tràng và tăng nguy cơ ung thư trực tràng lên tới 60%. Điều này được quy cho các HCA trong thịt chứ không phải là thịt đỏ, như thường lệ đã được giả định. Vì vậy, thịt gà sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường nếu chế biến và ăn không đúng cách.
  • Ăn nhiều cháo gà hầm sâm có thể gây hạ đường huyết: Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.
  • Ăn nhiều cháo gà hầm sâm có thể dẫn đến cơ thể bị thừa Mangan: Như ở trên đã nói trong gạo nếp có rất nhiều mangan. Nếu bạn ăn quá nhiều món cháo này sẽ làm tăng nhanh mangan trong cơ thể. Và gây ra thừa mangan. Trong khi đó, tình trạng thừa mangan có thể gây ngộ độc phổi, hệ thần kinh và tim mạch.

Những người không nên ăn cháo gà hầm sâm

  • Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng món cháo gà hầm sâm. Vì nhân sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
  • Những người bị thủy đậu cũng nên tránh xa cháo gà hầm sâm. Khi bị bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng đóng vai trò hết sức phải chú ý. Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo gà hầm sâm

  • Gạo nếp
  • 2 củ nhân sâm(nếu sâm Hàn Quốc thì càng tốt, có thể là khô hoặc tươi)
  • 1 con Gà ta nhỏ (gà non)
  • Hạt ngân hạnh (Ginggo) hoặc hạt dẻ (chestnut) (nếu có)
  • Táo đỏ (Đại táo)
  • Tỏi
  • Muối
  • Hành hoa

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách nấu cháo gà khác.

Cách nấu cháo gà hầm sâm

Sơ chế nguyên liệu:

  • Gà rửa sạch, mổ moi
  • Ngâm sâm khô (nếu là sâm khô)
  • Ngâm gạo nếp

Các bước thực hiện cháo gà hầm sâm:

  • Nhồi 2 thìa gạo nếp vào bụng gà. Sau đó nhồi tỏi, táo đỏ, hạt dẻ vào bụng gà, tiếp tục nhồi thêm gạo nếp vào bụng gà.
  • Nếu dùng sâm tươi loại nhỏ thì nhồi 1/2 sâm tươi vào bụng gà. Nếu dùng sâm khô thì bỏ sâm ở nước dùng (ngoài gà).
  • Dùng tăm xiên khép kín bụng gà lại.
  • Đặt gà đã nhồi bụng vào nồi, cho vừa nước. Cho thêm sâm, tỏi, táo đỏ và phần còn lại của gạo nếp vào.
  • Đun sôi lửa to trong 30 phút. Sau đó giảm lửa trung bình đun tiếp 1 tiếng.
  • Cháo gà được rồi mới cho thêm một chút muối. Khi ăn rắc thêm một ít hành trang trí.

Xem thêm:

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản, chúng ta đã hoàn thành xong món cháo gà hầm nhân sâm. Các bạn hãy ghi lại ngay cách nấu cháo gà hầm sâm này vào sổ tay nấu ăn của mình để tránh quên nhé. Chúc các bạn thành công.

Được tổng hợp bởi sức khỏe trẻ em

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.