Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/09

Có nhiều bà mẹ rất giỏi trong khoản nội trợ nhưng cũng có một số người thì lại không giỏi cho lắm. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cách nấu cháo vịt đơn giản cho bé ăn dặm. Với công thức này, cho dù người không biết gì cũng có thể dễ dàng làm được.

  1. Khi nào bắt đầu tập cho bé ăn dặm?
  2. Bé mấy tháng ăn được thịt vịt?
  3. Nguyên liệu
  4. Cách nấu cháo vịt cho trẻ ăn dặm
  5. Những loại thực phẩm nên và không nên cho bé ăn dặm

Khi nào bắt đầu tập cho bé ăn dặm?

Nhiều cha mẹ do thiếu sự hiểu biết đã cho con ăn dặm quá sớm (khoảng 3 tháng) hoặc quá muộn (sau 7 tháng) so với thời điểm có thể bắt đầu. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ men tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, khó tiêu, và gây nên tình trạng ít bú mẹ.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, lúc này lượng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cả hai trường hợp đều có nguy cơ dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc dễ mắc bệnh tật. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi

Bé mấy tháng ăn được thịt vịt?

Câu trả lời cho câu hỏi trên là 7 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể giới thiệu thịt vịt cho em bé của bạn ở độ tuổi này. Nhưng bạn cần phải làm cho nó thật nhuyễn để bé dễ tiêu hóa. Dinh dưỡng của thịt vịt bao gồm các vitamin, khoáng chất và axit amin rất tốt cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, nếu em bé bị bệnh, tốt nhất là nên tránh thịt vịt. Cuối cùng, tiêu thụ quá mức không được khuyến cáo vì nó có thể gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu

  • Thịt vịt: 30g
  • Khoai sọ: 30g
  • Hành lá: 1 vài nhánh nhỏ
  • Gạo: 35g

Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm

  • Khoai sọ gọt vỏ, luộc chín rồi tán nhuyễn bằng thìa.
  • Thịt vịt mua về làm sạch, cho vào nồi cùng gạo, thêm nước ninh nhừ. Hoặc để tiện hơn mẹ cho khoai sọ vào cùng gạo, và thịt vịt ninh nhừ.
  • Khi thịt vịt nhừ thì vớt từ nồi cháo ra, bỏ da, xương, gỡ lấy thịt rồi xé/băm nhỏ.
  • Đun sôi nồi cháo, cho khoai sọ và thịt vịt gỡ nhỏ vào, khuấy đều lên, trong trường hợp cho khoai sọ vào ninh cùng thì mẹ có thể dùng thìa tán nhuyễn khoai sọ trong nồi, rồi khuấy đều, khi nồi cháo sôi lục bục thì cho thêm hành hoa, mùi tàu thái nhỏ vào là có thể tắt bếp.
  • Đổ cháo ra bát chờ nguội cho bé ăn.

Xem thêm:

Những loại thực phẩm nên và không nên cho bé ăn dặm

Thực phẩm nên cho trẻ ăn

  • Rau: Các loại rau như khoai lang, bí, đậu Hà Lan và cà rốt thường nằm trong danh sách các loại thực phẩm đầu tiên cung cấp cho trẻ sơ sinh. Trong quá trình trẻ tập ăn dặm, việc kết hợp với các loại rau củ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn vì bổ sung được nhiều loại vitamin cho cơ thể.
  • Thịt: Đối với các em bé lớn hơn, các thức ăn giàu chất sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm và cá luôn được ưu tiên hàng đầu. Các gia đình cũng có thể cho trẻ ăn trứng, đậu phụ, và các loại đậu như đậu khác để bổ sung chất sắt cho trẻ.
  • Trái cây: Ngoài những món ăn dặm hàng ngày như thịt cá, rau củ, mẹ có thể đổi bữa cho bé với trái cây để kích thích vị giác, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Ngoài các loại trái cây quen thuộc như chuối, quả lê và táo, hãy cân nhắc cung cấp các loại trái cây khác như mơ, dưa đỏ, quả việt quất, đào, và thậm chí cả thịt đu đủ dễ nuốt và chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa.
  • Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm giàu đạm dễ hấp thu. Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé như. Tuy nhiên, bé dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn lòng đỏ trứng vì trong lòng trắng trứng chứa nhiều đạm, dễ gây nguy cơ dị ứng đối với bé.
  • Cá: Tiến sĩ Tanya Altmann khuyên rằng nên cho trẻ ăn cá thường xuyên, chẳng hạn như cá hồi (ít thủy ngân hơn nhiều loại cá khác). Cá có nhiều axit béo omega-3, chứa vitamin D, và là một nguồn protein tự nhiên.
  • Trái bơ: Bơ chín rất mềm và có hương vị nhẹ. Trên hết, bơ chứa nhiều Omega-3, rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn bơ không hoặc xay sinh tố với các loại trái cây khác như chuối, xoài,…

Thực phẩm không nên cho trẻ ăn

  • Mật ong: Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium.
  • Sữa tươi: Hàm lượng đạm khá cao trong sữa tươi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé dưới 12 tháng tuổi, có thể dẫn đến tình trạng quá tải của thận và dạ dày.
  • Nhóm trái cây có tính a-xít cao như cam, quýt có thể khiến trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa.
  • Dâu tây, những loài có vỏ cứng (shellfish) có thể gây ra một số vấn đề dị ứng nghiệm trọng.
  • Súp-lơ và các loại đậu có thể gây chứng đầy hơi, khó tiêu cho các bé 6 tháng tuổi.

Được tổng hợp bởi suckhoetretho

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.