Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 21/10

Chứng men răng phát triển kém rất dễ phát sinh trong độ từ 1-2 tuổi. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ răng cho trẻ

Tìm hiểu về men răng và nước bọt

Một số trẻ do men răng phát triển kém nên bề mặt của răng không bóng, có những chỗ lõm hoặc vệt ngang, trường hợp nghiêm trọng thì mặt răng bị rỗ như tổ ong. Chứng men răng phát triển kém rất dễ phát sinh trong độ từ 1-2 tuổi. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ răng cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu như sau:

Thiếu chất dinh dưỡng:

Khi thiếu vitamin A có thể làm cho tế bào men bị thoái hóa, gây lên tình trạng men răng phát triển kém. Thiếu Vitamin C ảnh hưởng tới việc hình thành men răng. Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của răng. Răng của trẻ bị còi xương nghiêm trọng thường xuất hiện hiện tượng men răng phát triển kém. Ngoài ra thiếu canxi và magiê trong máu cũng có thể dẫn tới men răng phát triển kém.

Xem thêmCần chú ý kiêng kị trong từng thời kỳ phát bệnh sợi ở trẻ

Chức năng tuyến giáp trạng suy giảm:

Khi chức năng của tuyến giáp trạng suy giảm, canxi trong máu sẽ hạ mà phát sinh chứng chân tay co dúm lại. Những trẻ em thời kì mới sinh thường bị chứng chân tay co dúm lại, sẽ xuất hiện tình trạng men răng phát triển kém.

Những bệnh ở trẻ nhỏ và người mẹ:

Những bệnh dạng phát ban ở trẻ nhỏ như lên sởi, thuỷ đậu, phát ban đỏ… đều ảnh hưởng xấu đến việc tạo ra tế bào men răng. Người mẹ khi mang thai bị các chứng bệnh như mẩn ngứa, máu nhiễm độc… cũng có thể làm cho chất men răng của thai nhi không được bình thường. Ngoài ra, đẻ non, bệnh dạng máu tan Rh… cũng là nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của men răng.

Tìm hiểu về men răng và nước bọt

Tìm hiểu về men răng và nước bọt

Vào thời kì bắt đầu mọc răng, do những chỗ khuyết trên răng dễ tích tụ nhiều vi khuẩn nên cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Men răng phát triển kém gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của răng. Những chiếc răng mà men kém, nếu bị sâu răng thì bệnh tình phát triển khá nhanh. Nên khi men răng kém cần tới bác sỹ nha khoa cho điều trị phủ chất Flo lên mặt răng để đề phòng sâu răng.

Nước bọt – môi trường chống sâu răng

Thông thường nước bọt được tiết ra khoảng 500ml/ngày. Tuy nhiên, lượng nước bọt có thể tăng khi nghe hoặc nhìn thấy vật chua như me, chanh, hoặc do phản xạ với kích thích nhai và nếm.

Nưóc bọt chứa hơn 99% nước và là nguồn cung cấp những thành phần ion canxi, photphat và hydroxyl. Nước bọt có nhiều chức năng như bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói); làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng); tiêu hoá (khởi phát cho sự phân giải các chất tinh bột); tái khoáng hoá (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm); bảo vệ (như một tác nhân kháng khuẩn chống lại nhiễm khuẩn và trung hoà acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).

Nước bọt là yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng chống lại sâu răng, và giúp kiểm soát môi trường miệng. Nếu độ PH của môi trường miệng thấp hơn 5,5 thì răng sẽ bắt đầu bị hoà tan hay mất khoáng. Giảm tiết nước bọt có thể làm tăng sâu răng, cản trở nhai, nuốt, gây loét trong miệng và dễ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, nước bọt được tiết khi kích thích có hiệu quả tự bảo vệ, chống sâu răng tốt nhất, và cách kích thích tốt nhất để tiết nước bọt là sử dụng kẹo cao su không đường.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.