Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 15/04

Phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ Việt áp dụng cho bé yêu của mình. 9 tháng tuổi bé đã có thể ăn được 3 bữa cháo/ngày với loại thực phẩm đa dạng hơn giai đoạn đầu. Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi trong bài viết sau đây nhé!

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Bé 9 – 10 tháng tuổi đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhịp sinh hoạt. Các mẹ cùng tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý nhé:

  • Mẹ cần cho bé ăn đủ ba bữa chính (bột hoặc cháo nấu nhuyễn) và bổ sung thêm khoảng 700 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình tập hút.
  • Bé ngủ khoảng 14 giờ một ngày bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa và hai giấc ngủ ngắn trong ngày.
  • Bé bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc phát triển các kỹ năng và học cách tương tác với mọi người xung quanh.

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 9 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 9 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi kể trên chỉ mang tính chất ước lượng. Thực tế mỗi bé sẽ có nhu cầu riêng nên mẹ cần quan sát cụ thể bé của mình để đưa ra được thực đơn phù hợp nhất với bé. Đáp  ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp bé yêu có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cũng nên bảo vệ sức khỏe cho bé bằng cách sử dụng tinh dầu tràm Huế. Dầu tràm rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp giữ ấm cho em bé khi trời lạnh, trị cảm cúm, sổ mũi, xua đuổi côn trùng. Các mẹ có thể chọn dầu tràm Huế – 1 loại tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo chất lượng nhất nhé!

2. Bé 9 tháng tuổi ăn dặm được những loại thực phẩm gì?

2.1. Bé 9 tháng tuổi ăn được đa dạng thực phẩm

Khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ cần cho bé ăn đa dạng thực phẩm hơn để đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời giúp vị giác của bé phát triển tốt hơn, bé nhận biết được nhiều món ăn hơn, đa dạng khẩu vị. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau đây: vitamin, chất đạm, chất béo, chất xơ.

  • Rau: tất cả các loại rau thẫm màu
  • Trái cây: tất cả mọi loại trái cây, ưu tiên các loại họ cam, quýt và trái cây có màu đỏ, cam, vàng Ngũ cốc: yến mạch, lúa mì, gạo và các loại đậu
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: pho mát, bơ, sữa chua
  • Các thực phẩm giàu đạm: lòng đỏ trứng, cá, thịt heo, thịt gà

2.2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé:

  • Nên đợi từ 2  3 ngày để giúp bé làm quen với món ăn trước khi mẹ muốn đưa ra một món mới.
  • Mẹ có thể cho bé ăn thử cùng lúc nhiều món ăn, khi đó bé sẽ chọn để ăn món bé thích.
  • Để bé dễ dàng đón nhận món ăn mới, mẹ nên chọn lúc mà bé thật đói hãy dọn món lên bàn và chỉ cho bé ăn từng chút một trước khi muốn cho bé ăn đúng với lượng cần dùng hàng ngày.
  • Nếu muốn để cho bé ăn bốc, mẹ cần phải có mặt vì các thực phẩm ở dạng này rất dễ gây ra nghẹn. Nếu bé bị nghẹn, mẹ chỉ cần dùng tay nhẹ nhàng cho tay vào miệng bé để lấy thức ăn ra là được.

Bé 9 tháng tuổi đã ăn được rất nhiều loại thực phẩm đa dạng

Bé 9 tháng tuổi đã ăn được rất nhiều loại thực phẩm đa dạng

3. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi

3.1. Cháo gan gà, khoai lang, bí

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)
  • Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Cách làm:

  • Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy.
  • Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn.
  • Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo.
  • Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút.
  • Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn.
  • Cho hành ngò xắt nhuyễn nếu bé thích.
  • Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

Cháo gan gà, khoai lang, bí

3.2. Cháo tim với rau củ

Nguyên liệu: Tim gà, tim lợn, tim bò (30g), Cà rốt, Khoai tây, Rau cải ngọt, Hành khô

Cách nấu:

  • Đem tim đi băm nhỏ rồi xào chín cùng hành khô.
  • Cà rốt, khoai tây sau khi đã được hấp chín đem nghiền nhuyễn.
  • Băm nhỏ cải xanh.
  • Đợi tới khi cháo nhừ thì cho khoai tây và cà rốt vào nấu cùng.
  • Sau đó cho cải xanh vào và khuấy đều.
  • Nấu tiếp cháo ở ngọn lửa trong khoảng thời gian 2 phút trước khi tắt bếp.

Bạn có thể tham khảo bài viết: 6 tác dụng của cà rốt đối với trẻ em để hiểu rõ hơn tác dụng của loại củ này nhé!

Cháo tim với rau củ cho bé 9 tháng ăn dặm

3.3. Cháo tôm cà rốt

Nguyên liệu:

  • 35g tôm tươi
  • 50g gạo tẻ
  • 1/2 củ cà rốt
  • Dầu olive

Thực hiện

  • Cà rốt được gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
  • Tôm bỏ chân và đầu, bóc phần vỏ bao quanh, rửa sạch thịt, lấy chỉ đen ở sống lưng ra, băm nhỏ.
  • Gạo được vo sạch, ngâm nước trong khoảng 30 phút cho mềm rồi đổ vào nồi ninh nhừ thành cháo.
  • Khi cháo chín nhừ, cho cà rốt vào ninh khoảng 15 – 20 phút, khuấy đều để cháo không bị dính dưới đáy nồi.
  • Sau đó, bạn cho tôm vào đun thêm 5 phút nữa, tắt bếp, nêm thêm chút dầu ăn rồi múc cháo tôm cà rốt ra chén, cho bé khi thưởng thức khi cháo còn ấm.

Cháo tôm cà rốt cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

3.4. Súp khoai tây thịt bò

Nguyên liệu:

  • Thịt bò thăn: 50 gram
  • Cà rốt: 50 gram
  • Khoai tây: 50 gram

Cách chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch lọc bỏ gân mỡ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Cà rốt , khoai tây gọt vỏ rửa sạch sau đó cắt miếng nấu hoặc hầm mềm rồi nghiền nhuyễn. Nếu như trẻ đã có thể nhai tốt thì mẹ nên xắt nhỏ thay vì nghiền nhuyễn.
  • Nấu chín thịt bò rồi cho cà rốt khoai tây đã nghiền vào khuấy đều.
  • Đổ hỗn hợp súp này ra đĩa cho thêm 1 thìa cà phê dầu ăn.

Súp khoai tây thịt bò cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

3.5. Cháo thịt bò

Nguyên liệu: 20g thăn bò, 1/8 củ khoai tây, 1 cốc nước thịt bò, ¼ bát gạo, 200g muối, bột mì.

Cách làm:

  • Khoai tây rửa sạch, lột vỏ, cắt thành miếng nhỏ.
  • Băm nhỏ thăn bò, trộn đều với bột.
  • Cho khoai tây, gạo, nước thịt bò vào nồi đun chín.
  • Cho tiếp thịt bò trộn đều với bột vào nồi đun tiếp 5-8 phút, cuối cùng múc ra bát và cho bé thưởng thức.

Cháo thịt bò cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Mẹ hãy nhớ không nêm muối, gia vị hay nước mắm vào đồ ăn của bé 9 tháng tuổi. Điều này đã được y học thế giới khuyến cáo vì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới chức năng gan và thận của trẻ. Bên cạnh đó, khi thử một loại thực phẩm mới cho bé ở giai đoạn này, mẹ vẫn nên cho bé ăn liên tiếp 2 ngày để xem phản ứng của cơ thể.

Trong trường hợp bé bị đau bụng nhẹ, có biểu hiện chướng bụng khó tiêu do thực phẩm lạ, mẹ cần ngừng cho con ăn loại thực phẩm đó. Mẹ có thể dùng dầu tràm xoa lên phần bụng của trẻ để làm giảm bớt cảm giác đau, giúp bé dễ chịu hơn. Tìm hiểu các loại dầu tràm cho trẻ nhỏ phù hợp, an toàn, được kiểm định chất lượng để mang lại hiệu quả rõ rệt.

4. Tham khảo lịch sinh hoạt và ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Khác với giai đoạn mới bước vào thời kỳ ăn dặm thì nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé đến từ các bữa ăn. Vậy nên bé cần ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi như sau:

  • Buổi sáng sau khi bé thức dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo/ bột
  • Buổi trưa: Ăn bữa trưa với cơm nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm…
  • Giữa chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua, các món ăn nhẹ…
  • Buổi tối: Ăn tối với thực phẩm đặc
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Với các bé trong giai đoạn ăn dặm. Ngoài việc giúp bé làm quen với các loại thức ăn thì việc xây dựng thực đơn ăn dặm còn giúp bổ sung một lượng chất dinh dưỡng mà bé bị thiếu hụt từ sữa mẹ. Đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện nhất.

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.