Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 10/12

Rất nhiều mẹ bỉm sữa xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho con được 4 tháng tuổi và hiệu quả nhận được tương đối tích cực. Tìm hiểu chi tiết về thực đơn này qua bài viết sau của chúng tôi.

1. Đặc điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống hay còn gọi là kiểu Việt Nam là sự kết hợp giữa những loại thức ăn có chất đạm, béo, tinh bột và chất xơ từ rau củ, trái cây tươi. Mẹ sẽ xay nhuyễn các loại thức ăn này cho loãng để bé dễ tiêu hóa trong giai đoạn đầu khi mới tập ăn dặm. Giai đoạn kế tiếp, mẹ sẽ cho bé ăn các loại bột, rồi đến cháo và cuối cùng là các loại thức ăn mềm như bún, phở.

Trong khi đó, ăn dặm truyền thống kiểu Nhật chú trọng vào độ thô của thức ăn với nguyên tắc khuyến khích không trộn chung nhiều thức ăn. Hay kiểu ăn dặm truyền thống kết hợp BLW (ăn dặm chỉ huy) sẽ tập cho bé tự cầm và tự đút vào miệng với lượng thức ăn do bé tự quyết.

Tham khảo thêm:Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 4 tháng tuổi

Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Việt Nam

Ưu điểm

  • Với lượng thức ăn dặm nhiều, bé sẽ tăng cân nhanh trong thời gian đầu theo phương pháp này.
  • Cách chế biến đơn giản, tiện lợi cho mẹ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu.
  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển nên việc xay nhuyễn thức ăn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Phương pháp kiểu truyền thống dễ được ủng hộ bởi ông bà hơn phương pháp kết hợp với kiểu Nhật hay BLW.

Nhược điểm

  • Trong khi kiểu Nhật giúp bé tập nhai đồ ăn thô nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau, kiểu Việt Nam làm bé quá quen với thức ăn nhuyễn, bởi vậy cơ răng miệng của trẻ sẽ phát triển kém hơn.
  • Xay nhiều loại thức ăn chung với nhau gây khó khăn cho việc phân biệt mùi vị, dẫn đến bé dễ biếng ăn.

2. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ 4 tháng tuổi

Khi cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm, các mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây:

Các loại nước ép

Nước ép cam, quýt tươi

Nước ép cam quýt cung cấp vitamin rất tốt cho trẻ
Nước ép cam quýt cung cấp vitamin rất tốt cho trẻ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cam, quýt tươi
  • Đường trắng và nước ấm với lượng vừa đủ

Cách chế biến: Quả cam, quýt đem rửa sạch, chia nửa và cho vào máy ép lấy nước. Tiếp đó cho thêm chút nước ấm và đường để khuấy đều.

Nước ép cà chua

Cà chua mẹ nên bỏ hạt trước khi ép lấy nước
Cà chua mẹ nên bỏ hạt trước khi ép lấy nước

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Quả cà chua tươi
  • Nước ấm và đường trắng

Cách chế biến: Cà chua rửa sạch, đem trần qua với nước sôi để giảm độ hăng rồi bóc vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước. Tiếp đó cho đường trắng và nước vào rồi khuấy đều.

Các loại bột

Bột rau củ

Các loại bột rau củ cũng là thực đơn ăn dặm rất tốt cho bé
Các loại bột rau củ cũng là thực đơn ăn dặm rất tốt cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị: 50 – 100 gram rau củ như bí đỏ, cà rốt, bông cải…tươi

 Cách nấu món bột bí đỏ:

  • Bí đỏ đem luộc chín, rớt ra và đem tán nhuyễn
  • Cho nước vào bột rồi nấu chín.
  • Tiếp đó cho bí đỏ vào, khuấy đều ở ngọn lửa nhỏ.
  • Cho thêm một chút dầu ăn và đợi bột bớt nóng là có thể cho bé ăn.

 Bột trứng cà rốt

Bột trứng cà rốt tốt cho sự phát triển của trẻ
Bột trứng cà rốt tốt cho sự phát triển của trẻ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10gr bột gạo
  • 1/2 lòng đỏ trứng gà (khoảng 15 gr)
  • 20gr cà rốt
  • 5gr dầu thực vật
  • 200 ml nước

Cách nấu:

  • Cà rốt rửa sạch đen nấu chín và xay nhuyễn.
  • Lòng đỏ trứng gà đánh đều
  • Cho 10gr bột vào nước và khuấy tan đều rồi cho trứng, đường và phần nước còn lại vào và đun ở ngọn nhỏ lửa. Khuấy đều tan tới khi bột chín và cho bột ra bát ăn dặm. Mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu và trộn đều để bé dễ ăn hơn.

Bột gạo heo và bông cải xanh

Bột bông cải xanh
Bột bông cải xanh

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10gr bột gạo
  • 20gr gan heo
  • 20gr bông cải xanh
  • 200ml nước

Cách nấu:

  • Bông cải xanh đã được rửa sạch đem thái nhỏ, băm hay xay nhuyễn.
  • Gan heo xay nhuyễn và đem khuấy đều với 30ml nước lạnh.
  • Bột gạo đem hòa tan với một chút nước
  • Gan được nấu chín cùng với phần nước còn lại, đem bông cải xanh đã được xay nhuyễn cùng với bột gạo đã được hòa tan vào khuấy đều tới khi bột chín.
  • Cho bột ra bát ăn dặm, mẹ có thể cho thêm một thìa cà phê dầu ăn và trộn đều.

Nhắc mẹ 8 thực phẩm tốt cho quá trình ăn dặm của bé

  • Việt quất: Đây là loại quả dồi dào của chất chống oxy hóa và flavonoid, vô cùng có lợi cho mắt và não bộ, thậm chí còn tốt cho cả đường tiết niệu của bé. Vì việt quất có vị chua, mẹ có thể làm thành nước ép hoặc làm mứt, cho thêm một ít đường và trộn cùng với sữa chua để bé dễ ăn hơn.
  • Bí đỏ: Đây là nguồn bổ sung beta-carotene dồi dào vô cùng bổ dưỡng cho “cửa sổ tâm hồn” của bé. Bí đỏ lại còn dễ biến thành các món ăn vừa hấp dẫn vừa ngon ngọt. Mẹ có thể dùng bí đỏ để hấp rồi nghiền hoặc nấu súp và thêm chút phô mai cho bé ăn dặm.
  • Đậu lăng: Đậu lăng giúp bé bổ sung protein và chất xơ tiêu hóa hòa tan, cùng với lượng sắt cao gấp 2 lần những loại rau củ khác. Đậu lăng cũng dồi dào vitamin B, folate rất tốt cho bé.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, folate và canxi,… là nguồn thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Mẹ đừng quên tập cho bé ăn bông cải ngay từ lúc mới ăn dặm, bé sẽ không tỏ ra khó khăn khi ăn rau sau này. Bông cải xanh hơi có mùi, vì vậy tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn khi rau đã nguội.
  • Quả bơ: Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Mẹ có thể trộn bơ với phô mai, táo, chuối, hoặc cho bé ăn kém bánh quy giòn để bé ăn dặm.
  • Quýt: Đây là loại trái cây tuyệt vời có hương vị lý tưởng cho trẻ ăn dặm với lượng vitamin C – chất chống oxy hóa dồi dào.
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa vitamin D cùng các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Có một lưu ý nhỏ là mẹ đừng nên chọn loại sữa chua tách béo, ít béo hay ăn kiêng cho bé vì bé cần lượng calorie từ chất béo trong sữa chua. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không hoặc trộn chung với các loại trái cây nghiền khác như cam, quýt, chuối, táo, bơ.
  • Thịt đỏ: Đây là nguồn cung cấp sắt và kẽm rất tốt cho bé mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho con.

3. Nguyên tắc khi cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm

Vì bé ăn dặm sớm hơn so với thời gian được khuyên nên cho bé ăn dặm nên mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe và khẩu phần ăn của bé được tốt nhất nhé!

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Ban đầu, mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn bằng cách chỉ cho bé ăn 1 thìa cafe thức ăn trong một bữa. Sau đó, mẹ sẽ tăng dần số lượng lên.

Trong giai đoạn này, mẹ nhớ vẫn cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức nhé!

  • Chọn thực phẩm ăn dặm cho bé: Khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé 4 tháng, mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nguồn dưỡng chất đó là:

Đường bột: Bột gạo, ngũ cốc, bánh mì,…

Chất đạm: Thịt nạc, cá, sữa, đậu, lòng đỏ trứng,…

Vitamin và chất xơ: Các loại rau, củ, quả

Chất béo: Dầu cá hồi, dầu đậu nành,…

  • Cho bé ăn từ bột ngọt sang bột mặn: Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên lựa chọn loại bột ngọt trước. Vì loại bột này sẽ giúp bé dễ thích nghi hơn, mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ rồi trộn với sữa hoặc bột gạo nấu chín.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy chuyển sang bột mặn để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé.

Nấu cháo ăn dặm cho bé sao cho vừa đảm bảo các chất dinh dưỡng, vừa đúng cách không phải là một điều quá khó khi các mẹ đã có cho mình những thực đơn ăn dặm kể trên. Chúc các mẹ nấu được những món ăn ngon nhất cho các con nhé!

 

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.