Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 21/10

Hội chứng co cúng ngón tay  là một bệnh lý khá phổ biến trong đó sự xơ hóa tiến triển của cân cơ gan bàn tay gây ra sự co gấp của các ngón tay nhưng không đau.

Một số chứng co cứng, biến dạng ngón tay thường gặp

1. HỘI CHỨNG VAI CÁNH TAY

Đây là một hội chứng gây đau ở vai có kèm theo sưng, những biến đổi về vận mạch ở bàn tay và ngón tay trước, trong hoặc sau cơn đau.

Có thể đi kèm với các triệu chứng co cứng các ngón tay và có thể chuyển thành dạng tương tự Dupuytren.

Các triệu chứng đi kèm

Có thể khởi phát tự phát (trong 25% các trường hợp), nhồi máu cơ tim (20% các trường hợp), bệnh lý đốt sống cổ (20% các trường hợp), chấn thương (10% các trường hợp), liệt nửa người (5% các trường hợp)

Các thuốc sử dụng như là phenobarbitan, isoniazid hoặc ethionamid; bệnh ác tính (ở phổi hoặc não), bất kỳ dạng nào của viêm khớp vai, bệnh zona.

Xem thêmCó cần cho mắm, muối khi nấu cháo cho trẻ dưới 1 tuổi?

2. HỘI CHỨNG CỨNG NGÓN TAY DUPUYTREN

Đây là một bệnh lý khá phổ biến trong đó sự xơ hóa tiến triển của cân cơ gan bàn tay gây ra sự co gấp của các ngón tay nhưng không đau.

Tỉ lệ mắc bệnh

Bệnh lý này xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ với tỉ lệ nam : nữ là 8 : 1 và xuất hiện ở tuổi trên 25. Bệnh có tính chất gia đình và có một sự kết hợp đáng kể với bệnh lý gan, đặc biệt là xơ gan do rượu và bệnh động kinh.

Triệu chứng lâm sàn

Ngón nhẫn thường bị tổn thương đầu tiên và nổi bật nhất, kế đến là ngón út, ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái. Một đặc điểm là có sự nhăn nhúm ở da gan bàn tay và thường đi kèm với sự dày lên và đôi khi có những cục u nhỏ ở mặt gan bàn tay.

Có thể kèm theo khối u ở đầu khớp các ngón tay hay bệnh Peyronie. Phẫu thuật cắt bỏ cân mạc có chọn lọc thường là điều trị được chọn lựa.

Một số chứng co cứng, biến dạng ngón tay thường gặp

Một số chứng co cứng, biến dạng ngón tay thường gặp

3. CHỨNG CONG NGÓN

Biểu hiện bằng sự co cứng kiểu gấp của khớp liên đốt ngón gần, điển hình là ở ngón thứ 5

Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng ngón tay bị quẹo và thuật ngữ này thường được dùng như đồng nghĩa. Bệnh này có thể có tính chất gia đình nhưng cũng có thể đơn phát.

4. CHỨNG QUẸO NGÓN

Biểu hiện bằng sự co cứng kiểu gấp, cong xòe ra hướng về bên xương quay. Chứng này thường biểu hiện ở khớp liên đốt ngón gần của ngón 5.

Chứng này có thể là một tình trạng đơn phát nhưng cũng có thể là do thừa hưởng về di truyền gen trội của gia đình. Giống như chứng cong ngón đã nêu, chứng này chỉ để lại ít hậu quả trên lâm sàng.

5. TẬT DÍNH NGÓN

Đây là một tình trạng kết dính của xương hay mô mềm của hai hay nhiều ngón. Mức độ dị tật rất thay đổi.

Dính ngón là một trong những hội chứng có tính chất di truyền. Nó có thể tồn tại một cách độc lập như một hội chứng di truyền hoặc không di truyền. Nhìn chung dạng di truyền thì bị cả hai bên và khá đối xứng.

6. TẬT THỪA NGÓN VÀ THỪA DÍNH NGÓN

Biểu hiện chỉ thừa ngón thôi thì gọi là tật thừa ngón, nếu vừa thừa ngón lại vừa dính thì gọi là tật thừa dính ngón. Có thể di truyền hoặc không di truyền. Tật thừa ngón được thống nhất chia làm hai loại:

Trước trục: có 2 ngón cái (ngón tay cái hoặc ngón chân cái).

Sau trục: có 2 ngón út.

7. SỰ CẮT CỤT CHI TRONG LÒNG TỬ CUNG

Sự cắt cụt đoạn chi trong lòng tử cung do dải màng ối được xem là nguyên nhân thường gặp của tật thiếu tứ chi (chiếm khoảng 1/5.000 – 10.000 trẻ sơ sinh).

Những đường rãnh quanh các chi hay nói khác đi là bằng chứng của cụt chi từng phần cho chúng ta thêm manh mối suy đoán về diễn tiến của quá trình đoạn cụt chi này.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.