Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 15/01

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng phù hợp với bé trong giai đoạn này. Để biết được nên cho bé ăn thực phẩm gì, không nên ăn thực phẩm nào trong giai đoạn ăn dặm, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nên cho bé ăn những thực phẩm gì?

Thực phẩm giàu chất sắt

Chất sắt là một chất vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển tư duy não bộ của bé sau này. Bởi nguồn chất sắt tự nhiên kể từ khi bé sinh ra sẽ bắt đầu giảm kể từ bé 6 tháng tuổi.

Đây là lý do vì sao mà chất sắt trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng trọng thực đơn ăn dặm của bé. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt gà, rau xanh, trứng, các loại thịt đỏ.

Thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng cho bé ăn giặm

Thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng cho bé ăn giặm

Ngoài ra thì cũng nên bổ sung cho bé lượng vitamin C phù hợp, bởi vitamin C góp phần giúp bé hấp thu chất sắt hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu vitamin như: cà chua, táo,  lê, các loại trái cây có múi…

Tham khảo thêm 5 cách nấu cháo cho bé ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng, để tạo sự đổi mới trong bữa ăn cho bé.

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 góp phần giúp cho hệ thần kinh, não bộ và thị lực của bé phát triển khỏe mạnh nhất. Các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá béo… ngoài ra thì trong trứng và các loại rau xanh đậm cũng chứa một lượng omega 3 cần thiết.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng góp phần cấu tạo nên một hệ xương khỏe. Các mẹ nên bổ sung vitamin D cho bé trong các loại thực phẩm như: trứng, ngũ cốc, các loại cá dầu…

Ngoài ra, đối với các bé dưới 1 tuổi nên uống 5mmg VitaminD/ ngày để bổ sung lượng vitamin D cần thiết.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về một số thực đơn ăn giặm cho bé khác để bổ sung vào các bữa ăn cho bé nhà mình.

Chưa nên cho bé ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo: Không nên cho bé ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy kể cả những loại dành cho trẻ em.

Bởi trong những thực phẩm đó chứa rất ít chất dinh dưỡng, sẽ gây nên sâu răng, thừa cân, béo phì khi trẻ trưởng thành. Do vậy nên hạn chế tối đa những thực phẩm này.

Mật ong

Tuy đây là một loại thực phẩm rất tốt cho người lớn nhưng đặc biệt không tốt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, bởi sẽ có nguy cơ bị ngộ độc khi ăn phải.

Không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong

Không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nó lại chứa vi khuẩn salmonella ở trong vỏ trứng và cả lòng trứng. Loại vi khuẩn này sẽ gây ra chứng ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau đầu. Chúng sẽ xuất hiện sau 6 – 48h kể từ lúc ăn trứng và có thể kéo dài từ 3-7 ngày.

Trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Do đó tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng lòng đào, chỉ nên ăn các loại thực phẩm đã nấu chín kỹ.

Muối

Đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi thì không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối/ mắm như: các loại viên gia vị, nước sốt…

Bởi nếu cho bé ăn nhiều muối trong thời gian này sẽ có thể tăng nguy cơ bị bệnh huyết áp, tim mạch về sau này.

Sữa bò

Không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn/uống sữa bò. Thông tin chi tiết bạn xem tại chia sẻ 8 nguyên nhân không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa bò.

Cà phê, trà, các loại nước uống có ga

Các chất tannin có trong cà phê, trà sẽ gây hạn chế sự hấp thụ lượng chất sắt của cơ thể. Trong khi đó, thức uống có ga lại tiềm tàng nguy cơ bị sâu răng, thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ.

Các loại hạt còn nguyên, chưa tách vỏ

Đối với trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi không nên cho bé ăn những loại hạt chưa tách bởi sẽ rất dễ làm bé bị nghẹn.

Thịt, cá đóng hộp

Các loại thịt, cá đóng hộp và các loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt muối, dăm bông chứa những chất phụ gia làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nên hạn chế tối đa việc cho bé ăn những loại thịt này để tránh việc bé mắc phải các bệnh như: huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, khi trẻ ở độ tuổi ăn dặm là quãng thời gian quý báu và duy nhất để có thể mở ra tương lai sau này cho bé. Do vậy, ở độ tuổi này các bậc cha mẹ nên chú trọng cung cấp những loại thực phẩm phù hợp để giúp bé phát triển tốt nhất.

Bài viết được tổng hợp bởi suckhoetretho.info.

3/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.