Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 07/09

Trước tiên phải giúp con xác định được động cơ học tập đúng đắn. Tất nhiên phải hình thành từ thấp đến cao.

Những điều cần dy trẻ ở lứa tuổi nhi đồng (từ 6 tuổi đến 11tuổi)

Khi trẻ đang còn ở tuổi mẫu giáo thì hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Nhưng đến tuổi đi học thi hoạt động chủ đạo của trẻ không phải là vui chơi nữa mà là học tập.

Ngay từ những tháng cuối của tuổi mẫu giáo, người mẹ đã phải khẩn trương chuẩn bị về tư tưởng, tình cảm và tập cho trẻ làm quen với hoạt động học tập để trẻ phấn khởi tự tin háo hức đến trường.

1. Giúp con học tập tốt

Trước tiên phải giúp con xác định được động cơ học tập đúng đắn. Tất nhiên phải hình thành từ thấp đến cao. Lúc đầu có thể động cơ gắn liền với cảm xúc học để mà vui, có nhiều bạn bè, biết đọc biết viết, được lên lớp, học giỏi được khen thưởng, cha mẹ vui lòng… Song từ động cơ đó trẻ sẽ có thái độ học tập chăm chỉ hơn

Nên kích thích thái độ thi đua ở trẻ. Ở tuổi này trẻ rất dễ hình thành thái độ ganh đua, hiếu thắng. Điểm học sẽ trở thành một kích thích đối với quá trình học tập của trẻ. Nên có lời động viên, khen ngợi khi có điểm tốt. Nếu điểm kém cũng không nên mắng chửi xỉ vả con, mà an ủi động viên con “Thua keo này ta bày keo khác”

Kể hoặc mua sách nói về các tấm gương học tập tốt của các bậc tiền bối để kích thích con lòng hiếu học.

2. Giúp con học tốt ở nhà và ở trường

+   Chuẩn bị cho con đầy đủ các dụng cụ học tập. Xây dựng một góc học tập thuận lợi để tạo nền nếp học tập cho con.

+   Góc học tập phải thoáng, sạch đủ ánh sáng, yên tĩnh. Nếu có điều kiện nên trang trí góc học tập cho con theo thẩm mỹ của thiếu nhi.

+   Đặt cho con một thời gian biểu thích hợp lúc nào học, lúc nào chơi, lúc nào xem tivi…

Nhắc con phải thực hiện nghiêm túc

+   Nhấn mạnh cho con hiểu tầm quan trọng của việc học ở nhà. Để củng cố kiến thức, mở rộng và nâng cao kiến thức và nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo

+   Yêu cầu con phải đọc sách thêm vào những ngày không có bài tập ở nhà và khi đã làm xong các bài tập.

Những điều cần dạy trẻ ở lứa tuổi nhi đồng (từ 6 tuổi đến 11tuổi)

Những điều cần dạy trẻ ở lứa tuổi nhi đồng (từ 6 tuổi đến 11tuổi)

+   Trong gia đình nên cử ra một người để luôn theo dõi và kèm cặp con học tập. (Nên tìm những người có trình độ văn hóa khá).

+   Tránh mắng mỏ, sỉ nhục con khi kèm cặp con học, tránh nôn nóng bắt con phải làm những bài khó mà con chưa hiểu. Tránh mâu thuẫn với nội dung giảng dạy ở nhà trường.

+   Nên đề cao và khuyến khích những thành công của con trong học tập.

+   Liên hệ chặt chẽ với nhà trường để biết khả năng học tập của con khi học ở trường.

3. Giúp con hiểu biết thế giới bên ngoài

Bước sang tuổi thiếu nhi, các em đã phần nào hiểu được những gì chúng đọc. Vì vậy cần phải khuyến khích con đọc sách báo để mở rộng sự hiểu biết.

–    Nên giải thích cặn kẽ những điều con chưa hiểu về các sự việc xảy ra chung quanh

–    Dạy cho con biết sơ qua về luật đi đường, các ký hiệu trên biển báo

–    Dạy cho con biết tôn trọng của công, những điều nên tránh khi đi ra đường phố. Giữ gìn nếp sống văn minh nơi công cộng v.v…

4. Dạy con làm các công việc lao động trong gia đình

Ngay từ nhỏ người mẹ đã có thể dạy con tập làm quen với lao động, thông qua các trò chơi. Vì vậy, lứa tuổi này, trẻ đã có thể giúp mẹ làm một số công việc vặt trong gia đình như: Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, làm vườn, chăm sóc em nhỏ v.v… Một số em trai có thể làm quen với việc lau chùi, lắp ráp một số đồ cơ khí trong gia đình.

Nói chung tùy từng hoàn cảnh của mỗi gia đình, nên sắp xếp công việc một cách hợp lí cho trẻ thực hiện. Tuy nhiên phải để trẻ có hứng thú trong công việc, tránh làm quá sức và công việc không bảo đảm an toàn lao động.

Trong lao động cũng nên khích lệ trẻ. Nếu kết quả lao động tốt nên có khen thưởng xứng đáng cho trẻ phấn khởi. Nếu con làm sai, làm hỏng cũng không nên gắt gỏng, nhất là không nên làm trẻ xấu hổ trước đông người.

5. Dạy con cách cư xử trong gia đình và ngoài xã hội

Cách cư xử với mọi người, chủ yếu là thông qua “lời ăn tiếng nói”, là thái độ cử chỉ của bản thân. Vì vậy phải dạy cho con cách ăn nói thế nào cho có văn hóa

–    Khi nói với người lớn phải có thưa gửi, không được nói trống không, không được nói cục cằn tục tĩu.

–    Trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ phải biết kính trọng lễ phép, không được cãi lại cha mẹ, ông bà, không được cắt ngang lời nói của cha mẹ, khi cha mẹ có khách phải chào hỏi đón tiếp, không được nói leo khi cha mẹ đang nói chuyện với khách

–    Phải biết quan tâm săn sóc ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.

–    Thỉnh thoảng nên tổ chức cho con đi thăm nom họ hàng, cô dì, chú bác. Về thăm quê nội hoặc quê ngoại để trẻ sớm có nhận thức về cội nguồn.

–    Dạy con cách cư xử nơi công cộng. Phải tôn trọng nội qui công cộng như giữ gìn trật tự, vệ sinh ăn mặc, lời nói thế nào để giữ đúng phép lịch sự văn minh.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.