Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/09

Đây là tuổi phát dục, tuổi dậy thì, tuổi dễ hình thành giới tính một cách rõ ràng. Vì vậy cha mẹ cần phải hiểu để thông cảm và gần gũi con, hướng cho con những bước đi đúng đắn để vào đời.

Những kiến thức cần dạy trẻ ở lứa tuổi thiếu niên

Khi con 12 tuổi, tức là đang bước sang tuổi thiếu niên, và đến năm 15-16 tuổi là tuổi dậy thì, để chính thức trở thành một người thanh niên hoàn chỉnh. Tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn.

Đây là tuổi phát dục, tuổi dậy thì, tuổi dễ hình thành giới tính một cách rõ ràng. Vì vậy tâm sinh lý các em có những biến đổi phức tạp. Về mặt tính tình thường bồng bột xốc nổi, nhưng lại “cả thèm chóng chán”.

Về mặt tâm lý các em cảm thấy mình hay bị coi khinh, cho là con nít, trong khi các em muốn độc lập, muốn trở thành người lớn. Do có những thay đổi như vậy, những người làm cha mẹ cần phải hiểu để thông cảm và gần gũi con, hướng cho con những bước đi đúng đắn để vào đời.

1. Ý thức về danh dự và lòng tự trọng

Do bước vào tuổi thiếu niên, các em có cảm giác mình đã lớn, nên ý thức về danh dự và lòng tự trọng đã nảy nở làm cho các em muốn chống lại sự coi thường của bố mẹ.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ không nên có những lời nói vô tình hay cố ý làm xúc phạm đến “danh dự” của con mình. Nếu nắm rõ được đặc điểm này, cha mẹ có thể khơi dạy trong con những hành động đẹp đẻ để bảo vệ danh dự.

2. Chí quyết tâm và tự lực

Đây là một tích cách rất tốt thường có ở tuổi thiếu niên. Nếu cha mẹ biết dạy dỗ đúng đắn và phát huy được ý thức này ở các em sẽ đem lại những hiệu quả rất tốt đẹp. Các em sẽ cố gắng hoàn thành các công việc được giao, nếu cha mẹ biết đặt tin tưởng vào con và phân công một cách rõ ràng.

Hãy khơi dậy tính độc lập ở các em bằng cách tin tưởng vào công việc mà chúng sẽ làm.

3. Nhiều ước mơ và thích những con người lý tưởng

Đây cũng là một nét tính cách riêng của lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Do ham học hỏi tìm hiểu, các em biết có những con người thành đạt, những người vĩ đại, thế là nảy sinh những ước mơ để vươn tới trở thành những con người mà các em cho là lý tưởng.

Những người làm cha mẹ nên hiểu rõ mặt tâm lý này của con. Khích lệ con có những ước mơ tốt đẹp. Hiểu rõ con người lý tưởng của con để bổ sung ý kiến, xây dựng cho con một mẫu hình lý tưởng đúng đắn để những ước mơ của con có thể thành hiện thực.

Những kiến thức cần dạy trẻ ở lứa tuổi thiếu niên

4. Về sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi này cũng có một đặc điểm riêng nữa là tính tò mò và hay bắt chước.

Tuổi thiếu niên tính tò mò và bắt chước không giống tuổi nhi đồng. Các em thường tò mò những việc làm của người lớn nhất là những việc người lớn thường giấu chúng, thì chúng càng tìm cách để hiểu.

Từ tò mò các em muốn làm thử, bắt chước người lớn để xem thế nào. Chính vì có yếu tố này mà lứa tuổi thiếu niên thường hay mắc sai lầm và phạm pháp.

Những người làm mẹ cần chú ý để uốn nắn con, giảng giải cho chúng những thắc mắc trong cuộc sống và bên ngoài xã hội tránh những lệch lạc đáng tiếc trong lứa tuổi này.

5. Yêu cầu cao đối với uy tín của cha mẹ

Đặc điểm tâm lý này ở tuổi thiếu niên thường cho mẹ ít để ý tới bởi cứ nghĩ con mình còn nhỏ “bảo sao nghe vậy”. Nên chủ quan trong cả lời nói lẫn việc làm, dẫn đến những mối bất hòa giữa cha mẹ và con cái. Sự đổ vỡ uy tín của cha mẹ trong lòng con trẻ tạo nên những hố ngăn cách mà không biết bao giờ mới lấp nổi.

Trên đây chỉ là một số nét sơ qua về đặc điểm tính cách của lứa tuổi thiếu niên. Thực tế toàn bộ thế giới bên trong của lứa tuổi này rất phong phú và đa dạng. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ và gần gũi con mình để dạy con cho tốt.

6. Một vài phương pháp dạy con

–    Phải dùng lời lẽ, thái độ và sự gương mẫu để thuyết phục con làm theo những điều hay lẽ phải.

Muốn thuyết phục con, người mẹ cần rèn cho mình đức tính kiên trì, nói năng nhẹ nhàng, tình cảm. Tuy nhiên cũng đừng dùng lời lẽ dài dòng dễ gây nên thái độ thờ ơ mệt mỏi đối với các em.

–    Giúp con biến các kiến thức văn hóa học được ở nhà trường thành nếp sống tự nhiên hàng ngày.

Điều này các bà mẹ phải tập cho con có những thói quen tốt từ khi còn nhỏ thì việc thực hiện không có gì là khó khăn. Nên hướng cho con có những sinh hoạt văn hóa lành mạnh như: Sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia văn nghệ, thể thao, tham gia các trò chơi có tính chất khoa học…

–    Cần phải khuyến khích sự tiến bộ của con:

Muốn làm điều này phải có chế độ khen thưởng rõ ràng thật khách quan. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng lối thưởng tiền.

Chỉ xử phạt khi cần thiết, chủ yếu là khiển trách. Tuyệt đối không được đánh đập sỉ nhục con.

–    Cha mẹ phải là tấm gương cho con học tập:

Như ta đã biết tuổi thiếu niên rất coi trọng uy tín của cha mẹ. Nếu một khi cha mẹ làm chúng thất vọng thì việc dạy dỗ chúng sẽ trở nên bất lực,

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.