Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 05/11

Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ em. Vậy em bé bị sùi mào gà có nguyên nhân do đâu và dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

 Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ

 Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ

1. Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em cũng tương tự như ở người trưởng thành là do virus HPV. Bộ phận yêu thích nhất của sùi mào gà là cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo ở nữ, dương vật ở nam.

Một số thông tin cơ bản về sùi mào gà ở trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà khá hiếm gặp.
  • Bé gái dễ mắc phải sùi mào gà hơn bé trai
  • Bệnh phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 8 tuổi.

Theo một số thống kê, trẻ trong độ tuổi từ 2 – 8 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. HPV là một loại virus DNA sợi kép và có khoảng hơn 120 chủng khác nhau. Chủng HPV gây bệnh chủ yếu ở trẻ là HPV-1, HPV-2, HPV-3, HPV-4.

Dấu hiệu điển hình của bệnh là:

  • Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng hoặc trắng đục, đường kính 2-3mm ở bộ phận sinh dục.
  • Giai đoạn sau, các nốt sùi sẽ mọc dầy hơn, những nốt sần sẽ tạo thành mảng lớn có hình như mào gà hoặc súp lơ.
  • Bệnh khiến trẻ ngứa, đau và có thể chảy máu ở nốt sùi.
  • Ở bé trai, nốt sùi thường mọc ở hậu môn, xung quanh hậu môn, ít gặp hơn ở dương vật.
  • Ở bé gái, nốt sùi xuất hiện ở hậu môn, âm hộ, ngoài âm đạo, quanh lỗ niệu đạo.

Dấu hiệu điển hình của bệnh là xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng hoặc trắng đục, đường kính 2-3mm ở bộ phận sinh dục

Dấu hiệu điển hình của bệnh là xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng hoặc trắng đục, đường kính 2-3mm ở bộ phận sinh dục

2. Sùi mào gà ở trẻ em lây như thế nào?

Virus sùi mào gà ở trẻ em có thể lây từ người ngày sang người khác qua các con đường sau:

  • Người chăm sóc trực tiếp người bệnh sẽ có khả năng bị lây bệnh.
  • Lây từ mẹ sang con, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra.
  • Lây qua đường quan hệ tình dục, có thể là bị lạm dụng tình dục. Đây là con đường chủ yếu lây lan bệnh sùi mào gà.
  • Lây nhiễm khi sử dụng chung những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,… của người mang virus HPV. 

3. Bệnh sùi mào gà ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá lâu. Sùi mào gà phát triển trong bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như củng HPV, sức đề kháng của người bệnh,… và đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất do tâm lý chủ quan, không biết mình mắc bệnh. Tuy nhiên, sùi mào gà ở trẻ em không quá đáng lo ngại. Có đến 40% trẻ mắc sùi mào gà sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm mà không cần điều trị.

Sùi mào gà ở trẻ không quá nghiêm trọng, có đến 40% trẻ mắc sùi mào gà sẽ tự khỏi trong 2 năm

Sùi mào gà ở trẻ không quá nghiêm trọng, có đến 40% trẻ mắc sùi mào gà sẽ tự khỏi trong 2 năm

Nếu bệnh không tự khỏi, các nốt sùi phát triển lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cần điều trị. Các phương pháp điều trị chủ yếu là:

  • Đốt điện.
  • Đốt laser.
  • Bôi axit salicylic (BHA) và axit lactic (AHA) để làm mềm vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tiêm vào mụn cóc các chất như kháng nguyên.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Để ngăn ngừa lây nhiễm sùi mào gà, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân như bàn chải răng răng, đồ lót,… với người khác.
  • Không cắn móng tay, đi chân trần.
  • Nếu trong nhà có người sùi mào gà thì cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt, tiếp xúc.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Trẻ em là đối tượng chưa biết tự bảo vệ, chăm sóc bản thân nên rất dễ mắc các bệnh lý, trong đó có sùi mào gà. Do đó, cha mẹ cần trang bị kiến thức để bảo vệ trẻ trước các yếu tố nguy cơ, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.