Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 02/06

Đừng cho rằng Ngữ văn là môn “dễ ăn điểm”. Có khá nhiều học sinh bị mất căn bản với môn này và cần có phương pháp ôn luyện riêng mới có thể vượt qua được các kỳ thi môn Ngữ văn.

Mọi người vẫn hay nghĩ môn Ngữ văn là môn dễ học và thường học sinh không bị mất gốc tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, có rất nhiều học sinh bị mất gốc và không biết cách học như thế nào khi các kỳ thi sắp đến. Sau đây là những bí quyết được https://giasuviet.com.vn tổng hợp giúp các bạn học sinh mất gốc môn Ngữ Văn có thể tham khảo để chuẩn bị cho một mùa thi có kết quả thật tốt.

 Khá nhiều học sinh bị mất căn bản với môn Ngữ Văn

Không học tủ, phải học có trọng tâm

Các bạn học sinh bị mất gốc thường rất hoang mang khi bắt đầu ôn tập lại củng cố kiến thức thường lo sợ, bài này khó, bài kia dài không thể học được nên hay chọn một số bài dễ học tủ. Đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm và thiểu cận, cho nên các bạn cần học có trọng tâm.

Môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 – 1975), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh…Tập hợp những bài văn thành từng nhóm có nét đặc trưng  giống nhau. Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác, những nét chung của tác phẩm trong nhóm.

Không học tủ, phải học có trọng tâm

Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…Cần bám sát chương trình sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

Tham khảo thêm những chia sẻ hữu ích khác tại Sức khỏe trẻ thơ

Học văn như nấu ăn

Trong quá trình ôn luyện và thi Văn thì kĩ năng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giống như để nấu một món Phở với những nguyên liệu hoàn toàn giống nhau: nội dung ôn thi của học sinh cả nước là như nhau nhưng có người nấu mặn, có người nấu nhạt, có người nấu vị thanh lại có người nấu vị đậm đà.  Hương vị món ăn thế nào đôi khi phụ thuộc vào khẩu vị của người ăn (giám khảo) nhưng trên hết phụ thuộc vào kĩ năng chế biến của người đầu bếp (thí sinh).

Để đạt kết quả tốt nhất có thể trong kì thi tuyển sinh, các bạn cần phải có nền tảng kĩ năng phân tích, giải thích, bình luận, so sánh, đối chiếu… biết kết hợp, vận dụng khéo léo trong bài viết để tạo nên sự đa dạng, mới mẻ trong lối viết; tránh cách dụng văn đơn điệu, một màu, nhàm chán. Một khi đã viết văn thuần thục cộng với kiến thức nền vững, các bạn sẽ không bao giờ phải rập khuôn văn mẫu hay tốn hàng giờ học thuộc tất cả những bài văn mẫu có sẵn.

Tham khảo tài liệu

Các bạn có thể tham khảo cấu trúc đáp án những kỳ thi trước, hay những quyển sách văn mẫu. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.

Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…

Các bạn cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

Gạch ý, kết hợp tư duy và tái hiện

Vì đã bị mất gốc nên khi học văn, các bạn học sinh cần tránh học vẹt, mà nên học theo cách gạch từng ý (theo luận điểm). Cần nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý, mới có thể dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.

Gạch ý, kết hợp tư duy và tái hiện

Giống như quá trình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua 3 bước là hiểu – nhớ – vận dụng. Muốn vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm văn, cần phải nhớ và hiểu được những kiến thức ấy.

Các bạn nên đọc tác phẩm và học văn vào sáng sớm, khi đọc, nên đánh dấu lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mà mình cho là quan trọng, hoặc thấy hay, thấy có ý nghĩa và xúc động, đồng thời ghi nhớ luôn các chi tiết ấy vào não để vận dụng lại vào bài viết sau này.

Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Khi làm bài các bạn cần hết sức lưu ý đến điểm số của từng câu (hoặc từng phần) được ghi trong đề thi. Từ đó chủ động phân chia thời lượng, giấy mực… cho từng câu một cách hợp lí. Tránh tình trạng đầu tư quá nhiều thời gian và sức lực cho câu có điểm tối đa thấp. Cần tận dụng từng giây phút, tránh tình trạng không đủ thời gian để làm bài.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.