Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 07/09

Trẻ bị mẩn ngứa thường phản ứng biến thái có xu hướng di truyền với đặc trưng là ngứa mẩn ngoài da, khi mụn vỡ thì bị loét lở, ướt nhầy

Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa

Mẩn ngứa là một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất thời kỳ trẻ sơ sinh. Là bệnh phản ứng biến thái có xu hướng di truyền với đặc trưng là ngứa mẩn ngoài da, khi mụn vỡ thì bị loét lở, ướt nhầy, bệnh thường có trong thời kỳ trẻ từ 2 tuổi trở xuống. Thường dễ thấy là mông đỏ và viêm nhiễm liên tục, viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài, tiêu chảy… khi lớn lên dễ bị hen suyễn phế quản, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn.

Nguyên lý phát bệnh của bệnh mẩn ngứa ở trẻ nhỏ chủ yếu là do trong thời gian mang thai, người mẹ ăn nhiều thứ cay nóng trợ hoả, làm cho nhiệt truyền vào thai, sau khi sinh bị phong thấp, thấp độc ngấm vào quá nhiều; hoặc do cho trẻ ăn không thích hợp, bị tổn thương tì vị, tì mất chức năng vận hành, thấp nhiệt nội ngưng, bị trúng gió độc bên ngoài, phong thấp kèm nhiệt bị tắc ở da làm cho mất cân bằng, máu không thông và gây nên bệnh. Y học hiện đại cho rằng:

1   – Có tố chất dị ứng mang xu hướng di truyền.

2   – Tiêu hoá kém hoặc ăn uống không thích hợp dễ bị mắc bệnh.

3   – Những kháng nguyên của phản ứng biến thái khác.

Những vật hít vào như phấn hoa, lông tơ, các chất khuyếch tán hoá học và xà phòng, lạnh, xoa bóp cũng có thể kích thích phát bệnh.

Vì bệnh này thường do đường tiêu hoá hấp thụ protein kháng nguyên sinh ra phản ứng biến thái đi vào cơ thể sinh ra chất phản ứng, kết đọng ở vách mạch máu của tầng da thật và vùng lân cận. Nếu lại gặp phải kháng nguyên phản ứng biến thái thì sẽ xuất hiện mẩn ngứa ở da.

Do vậy trẻ em khi bị bệnh này cần chú ý những thức ăn giàu protein, cho trẻ ăn cần phải có hạn định. Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn sữa bò thì nên kiêng ăn sữa bò và có thể cho trẻ ăn sữa mẹ, sữa cừu, sữa đậu nành hoặc sữa bò nên đun vài lần để protein sữa biến tính. Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn trứng gà thì có thể chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ, không cho ăn lòng trắng. Người mẹ cũng cần phải kiêng ăn quá nhiều thức ăn chứa protein.

Đông y cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh mẩn ngứa là vì bị gió, thấp, nhiệt ngưng tắc ở cơ da mà thành. Nhưng trẻ bị cấp tính thường chủ yếu là thấp nhiệt; mạn tính thì thường kèm theo huyết hư và bệnh lâu bị thiếu máu gây nên. Và còn có biểu hiện bệnh khác nhau của các dạng: thấp, khô, thừa mỡ. Do vậy, trẻ em bị mẩn ngứa ngoài việc kiêng ăn nhiều protein như đã nói trên còn phải căn cứ vào biểu hiện khác nhau của bệnh là cấp hay mạn tính và các dạng bệnh để kiêng kị:

1 – Thời kỳ cấp tính:

Thường có mẩn toàn thân hoặc nhiều nơi . Biểu hiện lâm sàn là loại thấp tính và thừa mỡ, do thấp nhiệt mặt và tì gây nên, “tức là thấp nhiệt khác nhau; do vậy đầu, mặt, toàn thân đều sinh mụn nhọt.

Do vậy, thời kỳ này trẻ bị bệnh nên kiêng ăn thức ăn béo và cay nóng như cá, thịt, kẹo sữa, hành, tỏi, trứng, tôm, ba ba… đặc biệt là thịt dê, thịt bò và hải sản. Đồng thời cũng yêu cầu người mẹ kiêng ăn những thứ trên và kiêng hút thuốc, uống rượu và những thức ăn chua, có tính kích thích hoặc khó tiêu hoá.

Nếu không sẽ làm cho thấp nhiệt càng thịnh, làm cho bệnh càng phát triển, chất phân tiết tăng nhanh, bệnh nặng lên và rất khó chữa, từ đó sinh ra các bệnh dị ứng như mẩn ngứa mạn tính hoặc hen suyễn. Và đồ biển là thứ dễ gây dị ứng nhất, không chú ý kiêng ăn sẽ làm cho phản ứng biến thái nặng lên và bệnh càng nghiêm trọng hơn.

2   – Thời kỳ mạn tính:

Đa phần là từ thời kỳ cấp tính chuyển sang. Mẩn ngứa thường cố định ở một bộ phận nào đó. Lâm sàng đa số biểu hiện thành 2 dạng là khô và khô thấp (ướt); kết hợp. Do tà khí phong thấp tập trung ở các khoảng trống trong cơ dưới da, thấp phong hàn và khi huyết tương khắc sinh ra. Tức là: “Da có lỗ chân lông, khí phong thấp làm tổn hại khí huyết kết tụ mà thành”.

Trẻ bị bệnh thời kỳ này thường thấy bệnh kéo dài tổn máu, có chứng hư huyết. Đối với trẻ bị bệnh phải kiêng kị nghiêm 5 thứ cay và thức ăn béo như rượu, thuốc, hành, tỏi, hẹ, gừng là những thứ cay thơm phát tán. Đặc biệt những trẻ huyết hư rõ rệt càng cần phải chú ý kiêng kị. Đồng thời phải kiêng ăn thịt, đồ biển và hồi hương, rau thơm thức ăn xào rán dầu mỡ.

Những thứ cay nóng thơm táo dễ hao huyết, động huyết nhất, làm tổn thương âm trợ hoả, làm cho ân huyết thiếu, lỗ chân lông càng hư. Đồng thời người mẹ cũng phải kiêng ăn những thứ nói trên. Nếu không bệnh sẽ kéo dài lâu khỏi, ngày càng nặng lên hoặc dẫn đến cấp tính hoặc gây nên các bệnh mạn tính khác.

Còn có cần thiết phải kiêng đồ lạnh không? Tì vị của trẻ bị bệnh mẩn ngứa bị suy nhược, quá trình chuyển hoá mất cân bằng cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh. Ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ làm tổn hại tì vị và hàn thấp dễ bị ngưng tụ. Như vậy dễ làm cho chức năng nuôi dưỡng bảo vệ không hài hoà, huyết không thông; chất độc (tà) của phong, hàn, thấp nhiệt dễ bị ngưng tác ở cơ da và gây bệnh.

Do vậy trẻ em mắc bệnh này không những phải kiêng kị trong thời kỳ bệnh, mà ngay cả khi bệnh đã ổn định cũng cần phải kiêng đồ lạnh. Nếu không sẽ dễ làm cho bệnh tái phát và nặng thêm.

Tóm lại, trẻ em bị bệnh mẩn ngứa nên chú ý kiêng kị trong ăn uống, là một trong những biện pháp phòng chữa bệnh quan trọng, cũng là các mấu chốt quyết định bệnh tình nặng nhẹ và có khỏi hay không.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.