Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 05/07

Tiêu chảy là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cách phòng ngừa và điều trị cho trẻ khi bị tiêu chảy là gì?

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt, nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Ngoài ra, khi bé sơ sinh bị tiêu chảy còn gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

Cách phòng và điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ảnh minh họa

1. Uống nhiều hơn bình thường

Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi điều trị cho bé sơ sinh tiêu chảy. Các mẹ cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu loãng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

2. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Cách phòng và điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ cần được bú sữa mẹ đầy đủ. Một số trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Nếu trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Không nên nhịn ăn , giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ

Các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống 10-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

4. Đưa trẻ đi khám kịp thời

Cách phòng và điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ảnh minh họa

Trường hợp trẻ không ăn uống được và bỏ bú, trẻ bị sốt cao hơn, khát nước, không tiến triển sau 2 ngày điều trị, cần lập tức đưa trẻ tới các trung tâm y tế để thăm khám sớm.

Đề phòng bé sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào?

Cách phòng và điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ảnh minh họa

Để phòng bé sơ sinh bị đi ngoài, ngay từ khi mang thai người mẹ cần được chăm sóc thai sản tốt, vì đó là tiền đề sức khỏe của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là hạn chế được các nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi.

Vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất, giúp cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ được toàn diện, giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh và phòng chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy. Trẻ được bú mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hoặc không được bú mẹ hoàn toàn. Thực hiện vệ sinh trong chăm sóc, ăn uống cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Vấn đề bé sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ xảy ra, Tuy nhiên các ông bố bà mẹ cần giữ bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc linh tinh cho trẻ uống, điều này vô cùng nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết “Cách hòng và điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy” giúp bạn giải đáp được nỗi lo lắng, đồng thời biết được những cách chăm trẻ tốt nhất.

Tham khảo: Mách mẹ cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh không dùng kháng sinh

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.