Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 09/12

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là câu hỏi mà nhiều mẹ có con nhỏ đang băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ hiểu thêm về thông tin này.

1.Trẻ mấy tháng tuổi thì nên bắt đầu ăn dặm?

Đối với các bà mẹ trẻ không có kinh nghiệm, ít sữa cho con bú thường luôn lo lắng và không biết mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất. Theo các bác sĩ khoa Nhi thì trẻ em từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn cháo dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

2.Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì?

Trong quá trình bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, vitamin…. Tuy nhiên, có 3 nhóm thực phẩm mà mẹ nên đặc biệt chú ý để bổ sung cho bé trong quá trình ăn dặm.

Nhóm thực phẩm giàu chất sắt

Theo các chuyên gia sức khỏe, chất sắt tự nhiên trong cơ thể sẽ giảm đáng kể khi bé được 6 tháng tuổi, vì vậy mẹ nên bổ sung cho bé hàm lượng chất sắt cần thiết để giúp cho não bộ của trẻ phát triển. Các thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như: thịt gà, rau xanh, trứng và các loại thịt đỏ…

Các thực phẩm giàu chất sắt
Các thực phẩm giàu chất sắt

Nhóm thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 góp phần giúp cho hệ thần kinh, não bộ và thị lực của trẻ phát triển, các thực phẩm mà mẹ nên chú ý đưa vào món ăn dặm của bé là: cá hồi, các loại rau có màu xanh đậm….

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D góp phần tạo nên một hệ xương chắc khỏe cho bé, do vậy mà mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn ăn dặm cho con. Một số thực phẩm gợi ý cho mẹ đó là: trứng, ngũ cốc, các loại cá dầu….

2. Gợi ý một số công thức nấu món ăn dặm cho bé

Bột sữa bí đỏ

Bí đỏ rất tốt cho sự phát triển của trẻ
Bí đỏ rất tốt cho sự phát triển của trẻ

Nguyên liệu: 300g bột gạo, 30g bí đỏ, sữa mẹ hoặc sữa bột, 1 thìa cafe dầu ăn và 200ml nước.

Cách chế biến:

  • Đem bí đỏ đi gọt vỏ, rửa sạch rồi luộc chín, sau đó dùng thìa tán nhuyễn. Hòa bột với nước, đổ vào nồi, thêm bí đỏ và sữa vào rồi đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi khuấy đều tay cho đến khi bột chín. Bạn múc bột ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều rồi cho bé thưởng thức.

Cháo thịt heo khoai tây

Khi nấu cháo mẹ nên chú ý không nấu cháo quá đặc
Khi nấu cháo mẹ nên chú ý không nấu cháo quá đặc

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ
  • 20g thịt lợn nạc
  • 1 củ khoai tây

Cách chế biến

  • Gạo tẻ vo sạch, cho nhiều nước để nấu cháo, bắc nồi lên bếp
  • Thịt lợn đã được rửa sạch đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ
  • Khoai tây đã được chế biến, gọt vỏ đem băm nhuyễn
  • Khi nồi cháo sôi, mẹ cho thịt lợn băm, khoai tây băm vào. Khi cháo đã chín thì mẹ cho cháo vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho thêm một chút dầu ăn là xong. Để mùi vị cháo được thơm ngon, mẹ có thể dùng rây rây nhuyễn cháo thay vì sử dụng máy xay sinh tố.

Cháo trứng chua

Cách nấu cháo trứng cà chua rất đơn giản
Cách nấu cháo trứng cà chua rất đơn giản

Nguyên liệu:

  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Trứng 50g (1 trứng gà)
  • Cà chua 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành…
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm cháo trứng với cà chua:

  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
  • Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
  • Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
  • Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.

3. Trẻ bắt đầu ăn dặm không nên ăn gì?

Những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo không nên tham gia quá nhiều vào thực đơn ăn dặm cho bé bởi chúng dễ gây nên các bệnh như sâu răng, thừa cân, béo phì… khi bé trưởng thành. Ngoài ra, còn có 7 loại thực phẩm mà các mẹ không nên cho bé ăn dặm, đó là:

Mật ong

Mật ong tuy là một loại thực phẩm rất tốt cho người lớn nhưng lại không hề tốt với những trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là bởi vì mật ong chứa bào tử khuẩn clostridium botulinum, dù chỉ dưới 5% nhưng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm vô cùng nghiêm trọng. Hệ tiêu hóa của trẻ 12 tháng tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng vô cùng non yếu và chưa đủ các lợi khuẩn nên không có khả năng vô hiệu hóa bào tử khuẩn clostridium botulinum. Vì vậy các mẹ cần lưu ý không cho trẻ sử dụng thực phẩm này nhé!

Mẹ không nên cho bé ăn mật ong
Mẹ không nên cho bé ăn mật ong

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nó lại chứa vi khuẩn salmonella ở trong vỏ trứng và cả lòng trứng. Loại vi khuẩn này sẽ gây ra chứng ngộ độc thực phẩm. Trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh khi ăn trứng lòng đào. Vì vậy mà các mẹ cần lưu ý khi cho con ăn dặm, chỉ nên để con ăn những thực phẩm đã được nấu chín kỹ.

Trứng lòng đào chứa vi khuẩn salmonella dễ gây bệnh cho bé

Trứng lòng đào không tốt cho đường ruột của trẻ
Trứng lòng đào không tốt cho đường ruột của trẻ

Muối

Các loại gia vị, nước sốt không nên được nêm nếm vào khẩu phần ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi  khi ăn dặm bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị các bệnh về huyết áp, tim mạch sau này.

Không nên cho muối vào các món ăn dặm của trẻ

Mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ
Mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của trẻ

Sữa bò

Mặc dù các loại sữa đều cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhưng sữa bò lại không được khuyên sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Khi uống sữa bò trong giai đoạn này, trẻ dễ bị dị ứng, nhiễm trùng tai hay có máu trong phân do niêm mạc của hệ thống tiêu hóa bị kích ứng…. Do đó, các mẹ cần lưu ý kỹ vấn đề này nhé!

Các loại hạt chưa được tách vỏ

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm chỉ nên làm quen với các loại bột, cháo và hạt đã được xay nhuyễn. Mẹ không nên cho bé ăn các loại hạt cứng, chưa được tách vì chúng sẽ khiến trẻ bị nghẹn.

Các loại hạt chưa tách vỏ hoặc nghiền nhuyễn dễ khiến bé bị nghẹn

Nên tránh cho trẻ ăn các loại hạt cứng
Nên tránh cho trẻ ăn các loại hạt cứng

Các loại thịt, cá đóng hộp

Các loại thịt, cá đóng hộp và các loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt muối, dăm bông chứa rất nhiều các chất phụ gia, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch nếu ăn loại thực phẩm này quá sớm. Do đó mẹ nên sử dụng những thực phẩm tươi sống để chế biến các món ăn dặm cho bé, vừa tươi ngon vừa đảm bảo chất lượng.

Cà phê, trà và các loại nước uống có ga

Nguyên nhân mà các mẹ không nên cho trẻ uống các loại nước có ga, trà hay cà phê là vì các chất tanin có trong cà phê, trà sẽ làm hạn chế sự hấp thụ lượng chất sắt của cơ thể. Trong khi đó, thức uống có ga lại tiềm tàng nguy cơ bị sâu răng, thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ.

4. Nguyên tắc khi nấu đồ ăn cho trẻ ăn dặm mẹ cần nhớ

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các mẹ cần lưu ý đảm bảo tỷ lệ nước – gạo cân bằng tùy theo từng giai đoạn phát triển của con.

Các mẹ cũng nên lưu ý nấu cháo riêng và thực phẩm riêng để giữ được các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này. Ngoài ra, nếu các mẹ bận rộn, không có thời gian nấu cho con từng bữa thì nên bảo quản đồ ăn dặm trong ngăn lạnh hoặc ngăn đông để tiện cho việc lấy ra sử dụng những lần sau đó.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, các mẹ có thể tham khảo bài viết: Thuộc lòng 5 nguyên tắc nấu cháo ăn dặm cho bé.

5. Trẻ ăn dặm liều lượng bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia y tế, liều lượng mà bé cần ăn trong thời kỳ ăn dặm nên được chia thành các giai đoạn như sau:

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi

  • Cho bé ăn từ 1-2 lần mỗi ngày
  • Mỗi lần nên ăn khoảng từ 3-6 thìa
  • Kết hợp với việc bú sữa thường xuyên

Càng về sau, mẹ có thể cho bé ăn bột loãng hoặc cháo loãng (cháo nghiền nhuyễn) vì bé đã dần làm quen với các món ăn dặm.

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

  • Cho trẻ ăn 2 bữa chính và 2 bữa phụ, bữa chính từ 6-8 thìa và bữa phụ từ 4-5 thìa.
  • Mỗi lần ăn, bé chỉ có thể tiêu thụ được 200gram thực phẩm, tương ứng với 112 calo.
  • Vẫn kết hợp với bú sữa thường xuyên

Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Hy vọng sau bài viết này, các mẹ sẽ có thêm được nguồn thông tin hữu ích cho quá trình ăn dặm của bé!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.