Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bước vào tuần thai thứ 6. Các mẹ bầu hãy cùng Suckhoetretho.info tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi với những biến đổi kỳ diệu đang diễn ra của bé?. Và những lời khuyên bổ ích giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được khỏe mạnh.

Cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu trong bụng là niềm hạnh phúc vô bờ của các mẹ bầu. Chắc hẳn mỗi ngày mẹ có rất nhiều câu hỏi như: thai nhi ở tuần tuổi thứ 6 phát triển ra sao qua từng ngày từng tuần, bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi 6 tuần tuổi, những chất dinh dưỡng nào mẹ cần bổ sung để có thai kỳ khoẻ mạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi trên để mẹ có thể chăm sóc bé khi mang thai ở tuần 6 một cách tốt nhất. Mẹ bầu tham khảo ngay nhé!

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Trong giai đoạn này, phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước thai nhi ở tuần thứ 6 bằng hạt đậu khoảng 6,35 mm và sẽ gấp đôi trong tuần tới. Hình dạng trông giống như một con nòng nọc. Chiều dài của thai nhi 6 tuần tuổi tính từ đầu đến mông ước khoảng từ 2 – 4 mm (bé ngồi). Cách đo này được sử dụng nhiều hơn là cách đo từ đầu đến gót chân, vì thời điểm này tư thế của bé vẫn còn cong theo hình chữ C. Điều này khiến cho cách xác định chiều dài của bé chính xác là rất khó khăn. Do thai nhi vẫn còn bé nên chỉ số thai nhi 6 tuần tuổi chỉ đo được đường kính túi thai khoảng từ 6 – 12 mm và chưa có chính xác chỉ số cân nặng cuả thai nhi tuần tuổi thứ 6.

Ảnh minh họa thai nhi 6 tuần tuổi kích thước bằng hạt đậu
Ảnh minh họa thai nhi 6 tuần tuổi kích thước bằng hạt đậu

Điều quan trọng ở giai đoạn này, thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai. Tim là cơ quan đầu tiên bắt đầu hoạt động trong cơ thể bé bằng việc đập những nhịp đập đầu tiên. Nhịp tim của thai nhi tuần thứ 6 đập với khoảng từ 100-160 lần/ phút, nhanh gấp gần hai lần so với nhịp tim của một người trưởng thành bình thường và bắt đầu đưa máu đi khắp cơ thể. Điều này nghe thật vô lí nhưng bạn hãy hiểu rằng, do tim của bé còn nhỏ và yếu, để cung cấp đủ máu thì nó bắt buộc phải đập nhiều nhịp hơn người lớn chúng ta.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ rất lo lắng vì thai nhi 6 tuần tuổi chưa có tim thai và chưa có phôi thai? Hãy yên tâm, đó có thể do thai nhi còn bé hoặc do yếu tố khách quan nào đó như độ nhạy của thiết bị siêu âm, sức khỏe và cơ thể chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ khác nhau nên việc xác định tuổi thai bị chênh lẹch khoảng 1 – 2 tuần. Vì thế, các bà mẹ có thai nhi 6 tuần tuổi chưa có tim thai cũng đừng lo lắng quá. Khi có những vấn đề gì khác thường, mẹ bầu cần phải thường xuyên đi thăm khám để nắm rõ sự phát triển của bé được diễn ra bình thường. Các mẹ hãy tin tưởng vào sự phát triển của con yêu và thật thoải mái để giúp bé phát triển mạnh khỏe nhất.

Từ thời gian tuần thứ 6 trở đi, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Đây là tuần cho những sự phát triển quan trọng như: mũi, miệng, tai và các cơ quan nội tạng khác như thận hay gan tiếp tục phát triển lớn lên. Dây rốn được hình thành và ống thần kinh dọc theo lưng của bé đã hoàn chỉnh. Bộ não bắt đầu phát triển và to dần. Mắt và cả những khe rãnh sau này sẽ trở thành tai trong của bé cũng đang bắt đầu hình thành. Trên thân của bé đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.

Miệng của bé cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã được hình thành rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.

Các vấn đề thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 6 có gây ảnh hưởng cho thai nhi?
• Ra dịch màu nâu, dịch màu đen, ra máu: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng nhìn chung, hiện tượng ra máu âm đạo khi mang thai, bạn nên nghĩ đến tình trạng có thể sảy thai hoặc lưu thai. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể người mẹ chưa đủ dinh dưỡng và sức khỏe để nuôi bé, dẫn đến việc tự đẩy thai nhi ra ngoài tử cung. Việc các mẹ cần làm ngay lúc này là đến gặp bác sĩ, siêu âm để chuẩn đoán rõ rang và có những cách xử lý kịp thời. Nếu cơ thể mẹ bầu và bé đáp ứng tốt, mọi chuyện sẽ trở về bình thường. Bạn đừng quá lo lắng.

• Đau lưng: từ khi mang thai tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể gặp những cơn đau dưới thắt lưng chưa từng có trước đấy. Nguyên nhân có thể do áp lực từ tử cung đang lớn lên cột sống của bạn. Cũng có thể do tác động từ sự thay đổi hormone thai kỳ. Đa số chúng đều là bình thường. Bạn chỉ cần chú ý để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Bổ sung đầy đủ canxi từ thực phẩm có thể là một biện pháp giúp bạn.

Đau lưng dấu hiệu khi mang thai ở tuần thứ 6
Đau lưng dấu hiệu khi mang thai ở tuần thứ 6

• Đau tức bụng dưới: Mẹ bầu mang thai tuần thứ 6 bị đau tức bụng dưới có thể đang mắc một số vấn đề về tiêu hoá như khó tiêu hoặc táo bón. Nguyên nhân chủ yếu vì sư thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kì nên quá trình chuyển hoá thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung dãn nở chèn ép trực tràng nên khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón.

Triệu chứng này không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu táo bón quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ bầu. Mẹ dễ bị cáu gắt, khó chịu và nguy cơ mắc bệnh lý. Để khắc phục hiện tượng trên, mẹ bầu nên tăng cường rau xanh và chất xơ vào bữa ăn, uống nhiều nước và tập vài bài vận động nhẹ để hệ tiêu hoá làm việc ổn định.

• Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén hơn: Theo một số khảo sát các bà mẹ khi mang thai ở tuần tuổi 6, một số mẹ bầu than phiền bắt đầu trong khoảng gian đoạn này có cảm giác ốm nghén hơn. Hiện tượng ốm nghén không nhất thiết xảy ra ở một thời điểm cố định trong ngày, mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn cố gắng không nên sử dụng thuốc vì nó ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy xử lý bằng cách khác như: nằm xuống nghỉ ngơi, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, tắm nước ấm hoặc Massage da đầu vào lúc này là hiệu quả nhất.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 6

Đi bộ tốt cho thai nhi ở đầu thai kỳ:

Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ dễ sảy thai, vì thế mẹ bầu vận động ở giai đoạn này không nên quá lớn, mức độ vận động cũng không quá nhiều, tránh bị sảy thai. Cách vận động tốt nhất chính là đi bộ. Nhưng đi bộ không có nghĩa là bước đi tùy tiện, nếu phương pháp đi không đúng, còn có thể gây nguy hiểm cho thai phụ.
Khi mang thai ở giai đoạn này, mẹ bầu nên chọn môi trường thích hợp. Môi trường này yêu cầu yên tĩnh, trong lành, cách xa tiếng ồn, xa những nơi ô nhiễm. Những nơi đi bộ thích hợp chính là công viên hoặc đường nhỏ ít người qua lại. Ngoài ra, đường đi cũng cần bằng phẳng,không có sỏi đá tránh bị ngã.

Tập thể dục rất tốt cho qua trình mang thai của phụ nữ
Tập thể dục rất tốt cho qua trình mang thai của phụ nữ

Mẹ bầu cũng cần chú ý chọn giầy đi bộ phù hợp, giày đi bộ cần mềm mại, độ đàn hồi tốt, độ cong gập cao, đi lại thoải mái, giúp bảo vệ đôi chân. Đế giày không cao quá 3cm, tránh làm thai phụ đau mỏi lưng hoặc phù chân. Tốc độ đi bộ không nên quá nhanh, tránh tim đập nhanh, dẫn đến tình cảm không ổn định, điều này sẽ làm mất ý nghĩa của việc đi bộ. Chú ý, đi nhanh cũng dễ xảy ra nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, thời gian đi bộ không nên quá lâu, thông thường đi khoảng 10-20 phút, 2-3 lần/ngày.
Chú ý dinh dưỡng:
Triệu chứng nghén thông thường xuất hiện vào tuần thứ 4-8, từ tuần thứ 8-10 triệu chứng này nghiêm trọng hơn, đến tuần thứ 12 bắt đầu giảm dần. Giai đoạn khi mang thai tuần thứ 6 này, thai phụ thường cảm thấy ăn uống không ngon miệng hoặc cứ ăn vào là nôn. Lưu ý các thai phụ không nên vì sợ nôn mà không ăn hoặc ăn ít, trên thực tế nếu các mẹ bầu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.
Thông thường, sau một đêm tiêu hóa thức ăn, dịch dạ dày tiết ra khá nhiều, cảm giác khó chịu tăng lên gây buồn nôn vào buổi sáng. Ngoài ra, khi đường huyết hạ thấp, đau đầu chóng mặt cũng gây buồn nôn. Vì thế, triệu chứng buồn nôn là do cơn đói gây ra, thai phụ cần ăn uống để khống chế triệu chứng này. Sau khi mang thai, có thể thay đổi bữa ăn từ 3 lên 5-6 bữa/ngày. Bên cạnh đó, thai phụ nên ăn những thức ăn chứa nhiều chất xơ, axit folic, rau củ quả giàu protein ,… và không nên sử dụng những chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, đồ cay nóng…

Mẹ bầu nên sử dụng thực phẩm giàu axit folic giúp cho sự phát triển não bộ của bé

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy có vấn đề bất thường nào, cần nhanh chóng tới cơ sở chuyên khoa để tiến hành tham khám, xác định nguyên nhân dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi ngay ở tuần thứ 6.
Giai đoạn mang thai ở tuần thứ 6, cũng đã đến thời điểm mẹ bắt đầu chuẩn bị đồ đạc cho bé cưng được rồi. Mọi sự chuẩn bị sớm đều được khuyến khích vì bé cưng sẽ có đầy đủ các đồ dùng cần thiết hơn, đây cũng là việc khá thú vị với bất cứ bà bầu nào. Hãy bắt đầu bằng việc lên danh sách những thứ cần mua, đừng quên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để có những gợi ý hữu ích.

Còn rất nhiều những điều thú vị trong tháng này để mẹ bầu khám phá, hãy cùng trải nghiệm những khoảnh khắc siêu ngọt ngào và khó quên này nhé! Chúc các mẹ bầu trải qua tháng thứ 6 mang thai vui vẻ và nhớ theo dõi tiếp hành trình tiếp theo mang thai tháng thứ 7 trên Suckhoetretho.info nhé!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.