Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/09

Khi trẻ em bị bệnh đường ruột thường dễ nôn trớ. Bởi vì ở thời kỳ trẻ nhỏ, dạ dày ở vị trí phẳng, cơ dạ dày phát triển chưa đầy đủ, cơ thượng vị còn tương đối yếu, độ căng của cơ môn vị tương đối cao.

Khi trẻ em bị nôn trớ cần kiêng kị những gì?

Nôn trớ là một chứng bệnh mà thức ăn bị nôn từ dạ dày, có rất nhiều bệnh đều có triệu chứng nôn trớ. Chứng nôn trớ ở trẻ em được nói ở đây là bệnh đường ruột mà nôn trớ là chủ yếu.

Khi trẻ em bị bệnh đường ruột thường dễ nôn trớ. Bởi vì ở thời kỳ trẻ nhỏ, dạ dày ở vị trí phẳng, cơ dạ dày phát triển chưa đầy đủ, cơ thượng vị còn tương đối yếu, độ căng của cơ môn vị tương đối cao. Do vậy cơ hội bị nôn trớ càng nhiều.

Đông y cho rằng dạ dày điều khiển quá trình thu nạp, chủ yếu là thông và giáng (hạ). Tất cả ngoại tà xâm phạm vào dạ dày, dạ dày mất đi hoà giáng làm cho chức năng nạp và hạ của dạ dày không bình thường, chuyển giáng thành thăng và gây nên nôn trớ.

Khi trẻ em bị nôn trớ cần kiêng kị những gì?

Bởi vì trẻ nhỏ tạng phủ còn non yếu, phát triển chưa hoàn thiện, chức năng tì vị tương đối yếu. Do vậy khi cho trẻ ăn cần kiêng các thức ăn béo. Loại thức ăn này có thể làm tổn thương tì vị, làm cho dạ dày không nạp lá lách không chuyển hoá, ăn uống không tiêu và bị tích ở dạ dày, cơ năng nạp và giáng (hạ) của tì vị mất cân bằng và gây nên nôn trớ.

Nếu trẻ em (thường hay nôn trớ, lâm sàng thường thấy viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột, sốt cao… Do vậy, kiêng kị trong ăn uống ngoài việc phải kiêng kị theo các bệnh khác nhau thì tất cả những trẻ bị nôn trớ cần phải kiêng các loại thức ăn béo, thô và khó tiêu hóa, bao gồm cả thịt, cám thức ăn xào rán, cay nóng.

Nếu trẻ do nôn trớ mà khát nước và cho ăn nhiều sữa thì sẽ tăng gánh nặng cho đưòng tiêu hoá và càng bị nôn trớ, nôn trớ ra thường có màu vàng hoặc đốm sữa màu trắng mùi chua thối…

Đồng thời còn phải kiêng ăn các loại hoa quả tươi lạnh, nếu không hàn tà sẽ xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương vị khí (khí trong dạ dày) làm cho vị hàn không thể tiêu hoá được thức ăn, thức ăn bị tích lại, vị khí tăng nghịch và nôn trớ nhiều hơn.

Ngoài ra, các loại thức ăn xào rán, cay nóng cũng phải kiêng kị để phòng ôn nhiệt táo tà làm tổn thương dạ dày, làm cho dịch vị bị hao tổn, vị khí thượng nghịch, vị hoả xông lên và gây nên nôn trớ.

Tóm lại, khi trẻ em bị nôn trớ cần kiêng các loại thức ăn béo, xào rán, cay nóng và hoa quả tươi lạnh để tránh làm cho bệnh nặng thêm, nên cho uống nhiều lần mỗi lần một ít nước uống hoặc nước muối, đường.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.