Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 17/02

Đối với các bậc làm cha mẹ thì làm thể nào để đảm bảo cho sức khỏe cho con mình vẫn luôn là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về trẻ em . Đấy là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và mỗi gia đình…. Vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của toàn xã hội. Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”.

Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp… trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị mua bán, xâm hại…

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự… được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với xu hướng hội nhập, đa dạng, đa phương, chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này đã đưa đến các bước tiếp cận mới trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên quyền trẻ em, phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độ khác nhau. Công tác lập pháp và giám sát về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Quốc hội được tăng cường. Công ước LHQ về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, nạn bạo hành gia đình và đối tượng của nó là trẻ em vẫn diễn ra và gây nhiều ý kiến bức xúc từ xã hội.

>>>Xem thêm…: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Phụ huynh cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ ra sao?
Phụ huynh cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ

Để chăm sóc sức khỏe trẻ từ 0 – 3 tuổi, các cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Đây là giai đoạn thú vị cho các ông bố bà mẹ – bé có sự tiến bộ vượt bậc trong chuyện giao tiếp. Bé sẽ nhận ra bố, mẹ, cười to, la hét và mỉm cười một cách ngây ngô. Tính cách của bé bắt đầu thể hiện rõ rệt hơn, và bé sẽ trở thành một thành viên tích cực trong gia đình bạn. Giai đoạn này, bé chưa có sức đề kháng cao, vì vậy phụ huynh cần phải chú ý đề phòng các bệnh lây nhiễm và thời tiết cho bé. Chế độ dinh dưỡng cũng cần được đặc biệt lưu ý.

Đối với việc chăm sóc sức khỏe trẻ từ 3 – 6 tuổi lại có chút khác biệt. Đây là độ tuổi bé thích được khám phá thế giới, chính vì vậy mà ngoài việc đề phòng tránh cho bé những căn bệnh bên ngoài, phụ huynh còn phải dạy cho trẻ ý thức về những nguy hiểm ở bên ngoài. Chế độ dinh dưỡng giai đoạn này cũng khác rất nhiều so với giai đoạn 0-3 tuổi. Thói quen sử dụng những thực phẩm có nhiều năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng sẽ có thể dẫn đến trẻ bị béo phì. Do vậy, cần tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt giai đoạn này để giúp trẻ có được thể chất tốt trong tương lai

Còn sức khỏe trẻ trên 10 tuổi, trẻ em nên được tiêm chủng bổ sung những mũi còn thiếu như vắc xin ngừa virus papillloma (HPV). Hầu hết trẻ ở tuổi này vẫn cần ba bữa ăn chính: ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều. Trong suất ăn trưa ở trường cần phải kết hợp đa dạng giữa các nhóm thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cân đối và đầy đủ dưỡng chất.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.