Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 17/10

Nhút nhát ở trẻ do rất nhiều yếu tố, đôi khi là bản chất của trẻ, tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi nếu biết áp dụng đúng cách.

Việc trẻ nhút nhát sẽ hạn chế khá nhiều đến việc kết bạn, vui chơi và học tập. Mặc dù nhút nhát thường do bản chất của trẻ nhưng đôi khi cũng do cách dạy sai của cha mẹ. Đối với trẻ nhút nhát khi gặp người lạ, cha mẹ có thể giúp con thay đổi nếu biết áp dụng đúng cách.

Biểu hiện trẻ nhút nhát

Thông thường trẻ nhút nhát có những biểu hiện như: xấu hổ, rụt rè không nói hoặc nói rất ít ngay cả khi được hỏi chuyện, không có xu hướng giao tiếp với người lạ, nói chuyện thiếu tự tin, khó khăn trong việc diễn đạt, không dám tranh luận, không dám nói to, lẩn tránh ánh nhìn của người khác…

Trẻ nhút nhát không cso xu hướng giao tiếp mọi người
Trẻ nhút nhát không cso xu hướng giao tiếp mọi người

Cách giúp trẻ hết nhút nhát

1. Cố gắng nhận ra và đáp ứng nhu cầu của con

Trẻ nhút nhát thường không dám bày tỏ nguyện vọng của bản than vì vậy cha mẹ cần tinh tế trong việc quan sát xem trẻ cần gì. Việc đáp ứng nhu cầu của con sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng mở lòng hơn.

2. Thấu hiểu sự nhút nhát của con và tránh làm cho bé cảm thấy xấu hổ

Hãy chấp nhận những cảm xúc, thái độ của bé, đừng phán xét một cách tiêu cực bởi điều đó sẽ càng làm bé cảm thấy bất an và nhút nhát hơn, thay vào đó hãy giúp các bé cảm thấy tốt hơn về bản thân. Nhờ vậy khi lớn lên bé sẽ có khả năng đồng cảm với mọi người và phát triển kỹ năng xã hội, liên kết tốt hơn với mọi người.

3. Dạy con bằng chính cách bạn cư xử với người khác

Trẻ luôn học hỏi thông qua việc quan sát người lớn. Những việc làm của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái. Hãy cho con thấy bạn thân thiện với những người khác như thế nào, bạn giao tiếp với mọi người xung quanh ra sao, và cả cách mà bạn tham gia các hoạt động tập thể để kích thích bé tham gia cùng.

==>Công việc của bạn quá bận rộn, bạn không có nhiều thời gian để dạy con học bài, bạn muốn tìm trung tâm gia sư uy tín Hà Nội bạn có thể tham khảo tại trung tâm Gia Sư Việt.

4. Dạy con những kỹ năng giao tiếp cơ bản

Cha mẹ hãy dạy con cách giao lưu với mọi người: cách trò chuyện, chào hỏi, bắt tay, tạm biệt…một cách đúng mực.Có thể thường xuyên chơi trò đóng vai với bé để bé làm quen việc giao tiếp cũng như quen việc tiếp xúc với những nhân vật khác nhau.

5. Dạy con cách kết bạn

Hướng dẫn trẻ cách kết bạn như thế nào. Việc làm quen và giao tiếp với các bạn đồng trang lứa bao giờ cũng dễ dàng hơn việc buộc trẻ phải trò chuyện với người lớn. Hãy gợi ý cho trẻ những cách kết bạn như cách chào hỏi, cách hỏi thăm, quan tâm bạn bè. Từ đó có thể mở rộng ra những mối quan hệ rộng hơn. Bạn có thể gợi ý sẵn cho con các câu giao tiếp để trẻ cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện.

Dạy con cách kết bạn
Dạy con cách kết bạn

6. Chỉ cho con cách đối phó với những lời trêu chọc và bắt nạt

Nhiều trẻ nhỏ sợ tiếp xúc người lạ vì sợ bị trêu đùa, bắt nạt. Việc này có thể xuất phát từ việc trẻ từng bị người khác trêu trọc thái quá hay bắt nạt.

Hãy chỉ cho trẻ thấy rằng mọi người xung quanh rất dễ mến, và cần phải làm gì khi bị trêu trọc.

7. Đừng coi con bạn mặc nhiên là một đứa trẻ nhút nhát

Khi thấy con có tính nhút nhát, cha mẹ đừng mặc định con như vậy mà hãy thông cảm với con để con vượt qua mặc cảm. Hãy luôn tạo cơ hội cho trẻ thể hiện trước mọi người, đôi khi cần để trẻ độc lập để không quá dựa dẫm vào cha mẹ.

8. Dạy cho con những cách đối phó với sự sợ hãi

Cho con thấy rằng nhút nhát là điều hết sức bình thường và con hoàn toàn có thể tự tin hơn. Thường xuyên nhắc nhở con đừng chỉ chú trọng vào bản thân mình, mà hãy để ý đến những người khác nữa. Chỉ cho con cách quan tâm đến mọi người, đặt câu hỏi cho những người khác, và lắng nghe câu trả lời từ họ.

Xem thêm: 10 Mẹo hay ứng phó với cơn ăn vạ của trẻ

9. Luôn cổ vũ bé

Những lời động viên kịp thời sẽ giúp trẻ thích thú và lặp lại những lần về sau. Vì vậy hãy luôn động viên và khích lệ trẻ mở rộng với mọi người.

10. Đừng khiến con bạn mắc phải chứng lo lắng xã hội bằng việc dạy con phải đề phòng những người lạ.

Việc hay dọa trẻ nhất là những trẻ vốn nhút nhát cực kì có hại cho việc giao tiếp của trẻ. Ngừng ngay việc làm trẻ lo lắng trước người lạ như đùa với trẻ cẩn thận bị người nào đó bắt cóc, không được nghịch nếu không có thể bị đánh…

Việc giúp con thoát khỏi nhút nhát không phải là dễ nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể làm được nếu chịu khó tìm hiểu và sát cánh bên con.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.