Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 03/12

Trẻ bị ho khan thường kèm theo các dấu hiệu khác như ho có đờm, ho kèm sổ mũi và nôn nhiều. Để giảm bớt tình trạng này, bố mẹ nên cho bé xông mũi thường xuyên và uống đủ nước.

1.Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bệnh ho khan ở trẻ em

Ho là biểu hiện bình thường của cơ thể nhằm tống đờm, nước mũi, vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Tuy nhiên, không phải cơn ho nào cũng an toàn, đôi khi ho kèm theo nhiều dấu hiệu khác là sự cảnh báo về một bệnh nguy hiểm nào đó mà bé mắc phải như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Dấu hiệu của ho khan

Khi bị ho khan, trẻ sẽ ho rất nhiều và kéo dài từng cơn. Ho khan không kèm theo đờm hoặc rất ít. Tình trạng này có thể đi kèm với sổ mũi và ngứa rát cổ họng. Giấc ngủ của trẻ sẽ thường xuyên bị gián đoạn, bé hay quấy khóc và khó chịu trong người. Những cơn ho khan kéo dài có thể khiến trẻ bị nôn mửa và kén ăn. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị đau tức ngực và khó thở.

Tình trạng ho khan của trẻ em thường kéo dài từ 2-4 tuần. Ho do virus, thời gian có thể còn lâu hơn. Nếu ho kéo dài hơn 4 tuần gọi là ho mãn tính, dưới 4 tuần là ho cấp tính.

Các cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và nhận biết những dấu hiệu này để kịp thời đối phó với những tình huống nguy hiểm. Một số biểu hiện nguy hiểm của ho khan bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức đó là:

  • Bé cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện
  • Ho kèm nôn mửa
  • Mặt hay da môi tím khi ho
  • Chảy nước dãi hoặc khó nuốt
  • Tỏ vẻ rất yếu ớt hoặc mệt mỏi
  • Bản thân bé hoặc bố mẹ cảm thấy có dị vật bị kẹt trong họng
  • Đau ngực khi thở sâu
  • Ho và thở khò khè
  • Bé dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39° C (Không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt)
  • Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Bé nhũ nhi bú kém hoặc bỏ bú.

Nguyên nhân nào dẫn đến ho khan?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan như:

  • Nhiễm virus: khi bị ho khan do nhiễm virus, bé có thể có triệu chứng cảm lạnh thông thường và cúm. Trẻ bị ho khan do nhiễm virus có thể bị ho khi bắt đầu mắc bệnh, ở giữa hoặc cuối của giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết.
  • Chảy dịch mũi sau: khi chất nhầy dư thừa hình thành trong khoang mũi của bé nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng. Theo thời gian, nó kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng và gây ho khan.
  • Ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm trong không khí cũng có thể kích thích phía sau cổ họng gây ho khan ở trẻ.
  • Ho khan do mắc các bệnh đường hô hấp: Khi bị viêm khí quản, bé thường có biểu hiện kèm theo là ho. Đây là cơ chế bình thường khi cơ thể của con đang chống lại bệnh tật và tìm cách tống các chất nhầy hoặc đờm ra ngoài. Ho cũng thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh suyễn. Ngoài ra, ho còn giúp lưu thông không khí dễ dàng hơn qua nội khí quản vào phổi, giúp trẻ hô hấp thoải mái hơn.
  • Khi nằm, trẻ thường có xu hướng bị ho nặng hơn vì ở tư thế này, các chất nhầy sẽ bám ở mặt sau của cổ họng. Trẻ nuốt chất nhầy chứ không nhổ nó ra như cách người lớn thường làm. Điều này sẽ gây ra những cơn đau bụng hoặc nôn ói mỗi khi ho ở trẻ. Chất nhầy còn có thể xuất hiện trong phân của trẻ.

2. 6 Cách chữa ho khan ở trẻ em hiệu quả

Cho trẻ uống đủ nước

6 cách chữa ho khan ở trẻ em giúp bé mau khỏi

Để điều trị ho khan cho trẻ hiệu quả, điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ bổ sung đầy đủ nước cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước sẽ hạn chế các bệnh do mất nước, giúp dưỡng ẩm và làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng. Bố mẹ nên cho trẻ uống từ 1,5-2l nước mỗi ngày tùy theo tình trạng cơ thể của trẻ.

Cho bé ngậm thìa cà phê mật ong

6 cách chữa ho khan ở trẻ em giúp bé mau khỏi

Bố mẹ có thể cho bé ngậm một thìa cà phê mật ong. Mật ong có tác dụng như một chất giảm ho tự nhiên mà trẻ ho khan có thể sử dụng để làm dịu cơn ho, ngoài ra còn giúp chữa viêm họng hiệu quả.

Bạn cần lưu ý rằng không bao giờ cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. Mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc.

Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé

6 cách chữa ho khan ở trẻ em giúp bé mau khỏi

Một bí kíp điều trị ho khan hiệu quả mà cực kì đơn giản mà bố mẹ nào cũng nên thử đó là thêm tỏi vào trong những món ăn của trẻ. Theo nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng là nâng cao sức đề kháng với virus gây bệnh cho cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe nhanh hơn.

Sử dụng máy xông mũi họng cho bé

6 cách chữa ho khan ở trẻ em giúp bé mau khỏi

Cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của bé bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc sử dụng máy xông mũi họng là cách giảm ho khá nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể làm giảm ho cho bé tạm thời và cần thực hiện từ 3-4 lần/ngày.

Sử dụng thuốc ho

Theo hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho tùy tiện mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khi trẻ có những biểu hiện bệnh nặng hơn như đau tức ngực, mệt mỏi, thở khò khè thì trẻ bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị. Bố mẹ nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh bởi sẽ dễ khiến bé bị nhờn thuốc, thay vào đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên tốt cho bệnh ho khan như: xạ can, huyền sâm…. Các thảo dược này đều có trong viên uống Pharysol – thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm ở trẻ nhỏ.

Để tìm hiểu thêm về thực phẩm chức năng Pharysol, bạn có thể truy cập website: https://pharysol.vn.

Nếu như con bạn đang trong tình trạng ho khan lâu ngày, ho mãi không khỏi thì bạn nên cho con sử dụng viên uống Pharysol, nó không chỉ hiệu quả trong quá trình điều trị ho khan mà còn có thể hỗ trợ chữa viêm họng , viêm phế quản, viêm amidan, viêm thanh quản….

Lưu ý: Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu trẻ dưới 2 tuổi thì bố mẹ nên đến bệnh viện tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị

Sau khi sử dụng đủ các biện pháp trên mà tình trạng sức khỏe của trẻ không được cải thiện thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để lâu bệnh sẽ diễn tiến nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

Ngoài các biện pháp này, cha mẹ nên tìm hiểu thêm: Trẻ bị ho khan nên kiêng ăn gì.

3. Những cách phòng tránh ho khan ở trẻ em

  • Chích ngừa cảm cúm cho trẻ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Cho bé ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Nên cho bé vận động ngoài trời, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.

Ho khan là một bệnh lý về đường hô hấp tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ bởi hệ miễn dịch của chúng còn rất yếu so với người lớn. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng ho khan chỉ xuất hiện khi trẻ từ 2-3 tuổi trở lên nhưng thực tế, trẻ cũng có thể bị ho khan trong giai đoạn từ 1-12 tháng tuổi. Nếu không theo dõi và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con đấy, mẹ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.