Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 05/02

Việc trẻ ngủ li bì và khó đánh thức xảy ra khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng. Họ không biết khi nào dấu hiệu này trở nên bất thường, lúc nào là bình thường. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn tình trạng này ở trẻ thì bài viết sau sẽ đi phân tích kỹ nhất.

Khi nào dấu hiệu trẻ ngủ li bì, khó đánh thức là bất thường?

Thời gian trẻ ngủ được xem là bình thường như sau:

Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ trung bình mỗi ngày từ 16 – 18 tiếng. Thậm chí có những bé mới sinh có thể ngủ đến 22 tiếng mỗi ngày nhưng hiếm khi xảy ra. Nhưng, bé cũng có giấc ngủ khá thất thường với chu kỳ rất ngắn. Đối với trẻ 3 tháng thường ngủ 2 – 4 tiếng mỗi giấc, cũng có lúc ít hay nhiều hơn. Thường thì phải đến 6 tháng trẻ mới có cơ chế ổn định cho đồng hồ sinh học của bản thân. Sau 6 tháng thì trẻ ngủ tổng thời gian trong ngày là 12 – 14h.

Thời gian trẻ ngủ ban đêm cũng dài từ 6 – 8 tiếng.
Thời gian trẻ ngủ ban đêm cũng dài từ 6 – 8 tiếng.

Trên đây là tình trạng trẻ ngủ li bì nhưng là cơ chế sinh học bình thường. Ngược lại, có những trẻ ngủ li bì cực kỳ khó đánh thức dậy. Bố mẹ người thân nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu bất thường của bệnh. Những căn bệnh mà trẻ thường hay gặp phải kèm theo hiện tượng ngủ li bì, mê mệt và khó đánh thức đó là:

Mất nước hoặc sốt

Trẻ vẫn ngủ li bì, khó đánh thức nhưng kèm theo một số dấu hiệu khác như: Môi khô, chân tay lạnh, da khô, người trẻ lúc nào cũng mệt mỏi, lờ đờ, mắt sâu trũng xuống, tiểu ít,…thì chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ là do cơ thể trẻ bị mất nước.

Tình trạng này xảy ra khi trẻ bị sốt, nhiễm bệnh hay không được tiếp nước đủ hàng ngày. Còn khi trẻ ngủ mê mệt nhưng vẫn ăn uống tốt, có thân nhiệt bình thường thì không phải lo ngại nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Đó có thể do thiếu oxy hay mất nước
Đó có thể do thiếu oxy hay mất nước

Thiếu oxy

Việc trẻ nằm ngủ li bì, khó đánh thức cũng có thể là việc cơ thể trẻ bị thiếu oxy. Trường hợp giấc ngủ kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của những bộ phận trong cơ thể trẻ. Thậm chí còn xảy ra những tình trạng nguy hiểm như suy hô hấp, xuất huyết não, thiếu máu não, tử vong.

Bố mẹ người thân hãy thực sự cẩn thận ngay từ chính giấc ngủ của trẻ. Việc thiếu oxy xảy ra khi trẻ bị đè khiến không hô hấp được, ngủ trong phòng kín, tắc họng, ngạt mũi,…

Nhiễm trùng

Trẻ bị nhiễm trùng cũng có thể làm cho trẻ ngủ li bì, khó đánh thức. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các bộ phận như ruột, đường hô hấp, miệng, mắt,…việc bị nhiễm trùng có thể diễn ra nhẹ hay nặng hơn tùy vào tình hình sức khỏe và việc điều trị bệnh.

Đặc biệt, căn bệnh viêm màng não cần được lưu ý kỹ vì có đến 50 – 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh. Căn bệnh này gây ra tỷ lệ tử vong cao đồng thời còn để lại nhiều di chứng cho trẻ.

Một số dấu hiệu viêm màng não ở trẻ như: Chán ăn, ho, bú kém, cứng gáy, ngủ li bì, hôn mê, đau đầu, co giật, nôn,…trẻ sơ sinh có thể xuất hiện việc sốt hoặc không.

Trẻ ngủ li bì khó đánh thức cần được lưu ý để không xảy ra bất cứ hối tiếc nào. Nếu là dấu hiệu của việc trẻ ngủ bình thường dĩ nhiên không cần phải lo lắng. Nhưng nếu đó là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm thì bạn hãy đưa trẻ đi đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.