Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 17/10

Phát triển ngôn ngữ là yếu tố quan trọng và dễ nhận thấy nhất trong sự phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ, đây cũng là những dấu mốc trong sự tăng trưởng của bé mà cha mẹ nên đặc biệt quan tâm.

Ở độ tuổi từ 0 – 5 tuổi, bé tất nhiên sẽ không nói nhiều trong năm tháng đầu tiên, nhưng kỹ năng ngôn ngữ của trẻ được bắt đầu phát triển ngay từ những giây phút đầu tiên bé chào đời. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được các dấu mốc quan trọng này để hỗ trợ bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình nhanh nhất.

Từ khi sinh ra cho đến 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé có thể mấp máy môi hoặc bập bẹ những âm thanh nhỏ.Khi bé mới sinh ra và nhận thấy người thân đang nói chuyện hoặc cười với mình, bé sẽ có các biểu hiện khi mấp máy môi, tiếp đến là những âm thanh “ồ, à,..”. Tuy rằng bé chưa có thể diễn đạt bằng lời nói, nhưng cơ chế hình thành một hệ thống gọi là phản hồi thính giác cho phép trẻ trở nên quen thuộc với âm thanh ngôn ngữ.

Đến 3 tháng tuổi trẻ có thể nhận ra giọng của mẹ mình, đó là khi người lạ bế thì trẻ quấy khóc, nhưng nghe thấy giọng mẹ thì sẽ yên lặng an tâm. Trong giai đoạn này, trẻ phản ứng lại với giọng nói bằng cách lắng nghe, nhìn chăm chú và quay đầu khi nghe thấy tiếng động.

Trẻ sơ sinh phản ứng khi nghe tiếng động
Trẻ sơ sinh phản ứng khi nghe tiếng động

Từ 5 đến 8 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu có thể phát ra được nhiều âm thanh hơn trong 1 lần hít thở. Trẻ phản hồi khi được gọi tên bằng cách nhìn xung quanh, lắng nghe, mỉm cười và yên lặng.Trẻ bắt đầu định hướng được nguồn âm không trong tầm mắt và quay đầu tìm nguồn âm đó. Trẻ cười, mấp máy môi và phát ra thanh âm với những người quen, bắt đầu tìm kiếm âm thanh mới lạ và biết cách gây sự chú ý bằng thanh âm để gọi người khác.

Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có thể bắt chước âm thanh và lắng nghe được những từ quen thuộc. Trẻ đã biết nói “không” và lắc đầu, có thể nói 2 hoặc 3 từ với người thân nhưng hơi khó nghe. Trẻ lúc này có thể bập bẹ các âm thanh nghe như đang nói chuyện với ngữ điệu không giống nhau và gọi người thân theo tên gọi của bé. Trẻ vẫy tay khi nghe những yêu cầu bằng ngôn ngữ hay thích thú thứ gì đó.

Trẻ cười và bập bẹ âm thanh nhiều hơn ở tháng thứ 9
Trẻ cười và bập bẹ âm thanh nhiều hơn ở tháng thứ 9

Giữa 14 và 18 tháng tuổi

Trẻ trong giai đoạn này đã nói được rõ ràng hơn 4 từ và gọi tên một vài thứ đồ vật bé hay dùng. Trẻ có thể sử dụng ít nhất là một từ để diễn đạt ý như măm, ba, mẹ,…

Giai đoạn này, trẻ bập bẹ nói nhiều như đang trò chuyện và nghe một số yêu cầu đơn giản từ người lớn.

Trẻ 18 – 24 tháng tuổi

Trẻ có thể nói được những câu ngắn và gọi người thân bằng tên riêng. Trẻ sử dụng những câu đơn giản biết phối hợp giữa các từ với nhau tạo nên câu có cả danh từ, động từ để biểu đạt ý muốn của mình. Vốn từ giao tiếp của bé lúc này đã lên đến 300 từ. Chính vì vậy, ở độ tuổi này mẹ nên cho bé tiếp xúc hoặc tạo môi trường để bé có thể học tiếng anh tốt nhất. Mẹ quan tâm tới các trung tâm gia sư tiếng anh uy tín tại Hà Nội có thể tham khảo tại địa chỉ: Gia Sư Việt

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi

Trẻ nhận biết và hiểu được đến 50 000 từ và hầu hết trong đó là những kỹ năng giao tiếp cần thiết cần cho giao tiếp xã hội. Mỗi tháng trẻ lại tự bổ sung thêm nhiều từ mới khi giao tiếp với người thân. Trẻ 3 tuổi nếu được dạy từ cha mẹ hoặc cô giáo có thể hát theo một số giai điệu đơn giản. Trẻ đã có thể kể chuyện, mặc dù cấu trúc câu và nội dung ngắn, chưa chính xác.

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 4 tuổi

Đến độ tuổi 4 tuổi, trẻ có thể sử dụng được các câu được nối với nhau, câu nói dài hơn và bắt đầu biết tranh luận bằng lời nói. Trẻ 4 tuổi đã có thể kể lại những câu chuyện nhỏ hoặc những sự kiện đơn giản trong ngày, hát lại những đoạn lời hát ngắn theo trí nhớ và có thể nói rõ ràng.

Trẻ có thể nói đùa, ngôn ngữ ngây thơ và diễn những mẩu kịch ngắn. Khi nói chuyện có thể trả lời các câu hỏi, đưa ra thêm thông tin, lặp lại và chuyển tải ý tưởng và đặt các câu hỏi.

Xem thêm: 10 “Kỹ năng sinh tồn” cha mẹ dạy con khi con đi học tiểu học

Bé kể chuyện cho mẹ nghe khi 4 tuổi
Bé kể chuyện cho mẹ nghe khi 4 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi sử dụng lượng lớn từ vựng trong ngôn ngữ và vận dụng linh hoạt vào giao tiếp, các từ ngữ được sử dụng đã đúng với ngữ cảnh hơn. Trẻ sử dụng ngữ pháp phức tạp, đã có thể kể những câu chuyện dài, có sự liên kết và sắp xếp nội dung. Trẻ thể hiện bản thân với tông giọng và cách nói khác nhau.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.