Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 29/06

Hơn 70% số lượng gia sư hiện nay đều là sinh viên đến từ các trường đại học. Gia sư sinh viên so với gia sư giáo viên sẽ gặp một số những nhược điểm nhất định.

1. Kiến thức thiếu chắc chắn

Kiến thức của một bộ môn học bất kỳ nào đó: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa… rất rộng, không phải sinh viên nào cũng có đầy đủ kiến thức để có thể dạy và truyền đạt cho học sinh dạy kèm của mình.

Hầu hết sinh viên chỉ nắm được kiến thức cơ bản đơn giản trong sách giáo khoa mà không có kiến thức nâng cao, chuyên sâu nên khó có thể dạy cặn kẽ cho học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Kiến thức thiếu chắc chắn là nhược điểm nhiều gia sư sinh viên thường gặp

Kiến thức thiếu chắc chắn là nhược điểm nhiều gia sư sinh viên thường gặp

Trên thực tế, nhiều sinh viên kiến thức còn bị sai dẫn đến truyền đạt kiến thức cho học sinh bị sai, đây là điều vô cùng tai hại, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ. Nếu phát hiện gia sư sinh viên dạy không tốt thì phụ huynh cần mau chóng tìm cho con mình gia sư khác để đảm bảo chất lượng dạy và học hiệu quả.

Trường hợp nếu con chuẩn bị bước vào kỳ thi học sinh giỏi, thi cuối cấp thì tốt nhất cha mẹ nên thuê giá sư là giáo viên cho con để đảm bảo chắc chắn. Tuy giá thuê có thể cao hơn so với gia sư sinh viên nhưng phương pháp giảng dạy và hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn rất nhiều.

2. Thiếu kỹ năng truyền đạt

Thông thường trừ gia sư sinh viên thuộc sư phạm có kỹ năng giảng dạy tương đối ổn thì hầu hết các sinh viên các trường khác đều gặp khó khăn nhất định trong việc truyền đạt kiến thức tới học sinh của mình.

Có nhiều sinh viên rất giỏi nhưng họ lại gặp rắc rối về việc dùng từ ngữ để giải thích, phân tích, truyền đạt cho học sinh hiểu.

Từ vấn đề đơn giản, cách truyền đạt của sinh viên lại phức tạp khiến các em học sinh mệt mỏi, khó hiểu, mất hứng thú khi học, dẫn đến tình hình kết quả học tập không được cải thiện.

Kỹ năng truyền đạt của sinh viên thường không tốt bằng giáo viên

Kỹ năng truyền đạt của sinh viên thường không tốt bằng giáo viên

Đặc biệt gia sư sinh viên do tuổi đời còn ít nên không có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lý học sinh, không biết xử lý các tình huống bất ngờ trong buổi học. Tâm lý sinh viên gia sư dễ bị căng thẳng nếu như học sinh hỏi các vấn đề mà mình không hiểu, không nắm rõ.

Điểm yếu nữa của gia sư sinh viên đó chính là hay mất tập trung khi giảng dạy. Học sinh chỉ cần yêu cầu kể chuyện hay đề nghị chơi trò chơi là gia sư dễ cuốn theo, quên đi mục đích ban đầu là giảng dạy.

3. Khó kiềm chế được cảm xúc

Nếu như gia sư giáo viên tính cách thường già dặn, từng trải thì gia sư sinh viên hoàn toàn trái ngược. Các bạn sinh viên do tuổi đời hầu hết trên dưới 20 nên cảm xúc vẫn chưa thể tiết chế, kiểm soát.

Gia sư sinh viên do khoảng cách tuổi tác không quá lớn với học sinh nên khá gần gũi và dễ dàng “kết bạn” với các em. Việc làm bạn với gia sư sinh viên có điểm tích cực là “thầy”- trò có thể trao đổi kiến thức thoải mái, tâm lý của học sinh không bị áp lực quá mức.

Tuy nhiên sự thân thiết quá cũng là con dao 2 lưỡi, đôi khi sinh viên bao che những lỗi lầm, thiếu sót của học sinh trước mắt phụ huynh. Việc bao che nhiều có thể gây hại đến tính cách và kết quả học tập của các em học sinh sau này.

Gia sư sinh viên đôi khi gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc

Gia sư sinh viên đôi khi gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc

Ngoài ra nếu gia sư sinh viên là nam dạy cho học sinh nữ THPT đôi khi dẫn đến tình trạng yêu đương, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

4. Dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn

Thiếu kiên trì là điều thường thấy ở nhiều sinh viên là gia sư. Khi gặp học sinh mất gốc kiến thức, ham chơi, nghịch ngợm, lười học, gia đình chủ nhà nghiêm khắc… gia sư thường rơi vào trạng thái chán nản và có tâm lý nghỉ dạy. Phụ huynh lại phải đau đầu đi tìm gia sư mới cho con của mình.

Việc thay đổi gia sư, phương pháp dạy liên tục sẽ khiến việc tiếp nhận kiến thức của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trên thực tế vẫn có rất nhiều gia sư kiên trì dạy giúp các em học chưa tốt có thể tiến bộ và nhận được đánh giá cao từ các bậc phụ huynh.

Để tìm được những gia sư như vậy thì phụ huynh cần tìm đến các trung tâm gia sư uy tín. Tại các trung tâm này tuyển chọn hồ sơ gia sư sinh viên khá kỹ lưỡng nên hoàn toàn đảm bảo chất lượng cũng như thái độ giảng dạy của sinh viên.

Gia sư sinh viên bên cạnh những điểm mạnh thì cũng có những điểm yếu nhất định. Để tìm được người “thầy” tốt cho con thì phụ huynh phải tìm được gia sư có kiến thức và có tâm với nghề.

Tốt nhất phụ huynh nên tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin gia sư sắp tới dạy con mình, có bài test kiểm tra nho nhỏ trong buổi đầu gặp phải để chọn được gia sư sinh viên ưng ý nhất nhé!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.