Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 05/07

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khoai lang không chỉ tốt cho người lớn mà còn tốt cho cả trẻ em nữa. Bởi nó đem đến nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy tác dụng của khoai lang đối với trẻ em là gì? Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những tác dụng của khoai lang đối với trẻ em.

  1. Khi nào trẻ ăn được khoai lang?
  2. Khoai lang có gây dị ứng ở trẻ hay không?
  3. Tác dụng của khoai lang đối với trẻ em
  4. Trẻ ăn nhiều khoai lang có tốt không?
  5. Những lưu ý khác khi cho trẻ ăn khoai lang

Khi nào trẻ ăn được khoai lang?

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm rất tốt đối với trẻ em. Tuy nhiên, có rất nhiều bà mẹ thắc mắc “Khi nào trẻ ăn được khoai lang?”. Em bé có thể ăn khoai lang sau sáu tháng tuổi, đó là thời điểm phù hợp để cho bé làm quen với thức ăn đặc. Khoai lang chứa rất nhiều carbohydrate và vitamin quan trọng cho sự phát triển của bé.

Khoai lang có gây dị ứng ở trẻ hay không?

Cũng giống như bất kỳ thực phẩm nào khác, em bé có thể bị dị ứng với khoai lang. Khả năng bé bị dị ứng với khoai lang ít hơn nhiều so với các loại rau khác như cà rốt và rau bina. Mặc dù vậy, khoai lang có thể dẫn đến hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm (FPIES), một dạng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng đối với protein có trong rau. Sau đây là những triệu chứng cho thấy bé bị dị ứng với khoai lang. Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi tiêu thụ chất gây dị ứng:

  • Phát ban da: Những nốt nhỏ màu đỏ trên da.
  • Khó thở: Sẽ có cảm giác khó thở và bé thở khò khè và thở hổn hển.
  • Đau bụng: Đau có thể kèm theo nôn mửa và tiêu chảy
  • Sưng miệng: Môi và lưỡi sẽ sưng lên cùng với sưng ở các cơ cổ có thể gây khó chịu nghiêm trọng khi nuốt.
  • Chóng mặt: Em bé sẽ xuất hiện chóng mặt và đột nhiên có vẻ mệt mỏi và yếu đuối như là một ảnh hưởng của dị ứng thực phẩm.

Đây là một số triệu chứng phổ biến của dị ứng thức ăn và bạn phải đưa bé đến khám bác sĩ ngay khi bé có những biểu hiện ở trên. Tôi có lời khuyên dành cho các bạn, để an toàn các bạn nên kiểm tra xem bé nhà mình có bị dị ứng với khoai lang hay không bằng cách cho bé thử một ít khoai lang, sau một thời gian nếu trẻ không bị làm sao thì chứng tỏ bé không bị dị ứng với khoai lang.

Tác dụng của khoai lang đối với trẻ em

  • Thực phẩm giàu năng lượng: Không giống người lớn, trẻ em cần tăng cân nhanh. Trong 100g khoai lang cung cấp 90 calori, do vậy mà nó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trẻ.
  • Tác dụng của khoai lang đối với trẻ em là giúp cung cấp vitamin D: Ngày càng nhiều trẻ em được chẩn đoán thiếu hụt vitamin D. Điều này có thể dễ dàng khắc phục nếu bạn cho bé ăn khoai lang. Vitamin D trong khoai không chỉ tăng cường năng lượng cho bé mà còn giúp bé có bộ xương chắc và một trái tim khỏe.
  • Tác dụng của khoai lang đối với trẻ em là giúp tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, một chứng cảm xoàng đôi khi cũng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho bé. Thêm khoai lang vào thực đơn hàng tuần sẽ giúp bổ sung nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi nhiều căn bệnh thông thường.
  • Tác dụng của khoai lang đối với trẻ em là giúp bổ sung sắt: Trẻ bị thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp hơn cả là thiếu máu do thiếu sắt. Khoai lang chứa sắt nên giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu đồng thời thúc đẩy sản sinh bạch cầu. Ngoài ra, khoai lang cũng tạo ra sức đề kháng, giảm căng thẳng cho trẻ khi học hành nhiều.

Các mẹ có thể sử dụng khoai lang làm nguyên liệu chế biến món ăn dặm cho trẻ, rất tốt cho sức khỏe của bé. Mời các mẹ tham khảo thêm các món cháo ăn dặm làm từ khoai lang.

Trẻ ăn nhiều khoai lang có tốt không?

Vậy “Trẻ ăn nhiều khoai lang có tốt không?”, câu trả lời là không. Đây là một sai lầm rất dễ mắc của chúng ta khi nghĩ rằng cái ghì tốt thì nên ăn nhiều. Thực tế thì cái gì sử dụng quá mức cũng sẽ biến thành có hại. Lạm dụng khoai sẽ khiến cơ thể thiếu hụt protein, đồng thời lượng chất xơ trong khoai khi được tiêu thụ quá lớn sẽ làm tăng sự hấp thụ vi khoáng làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây suy nhược cơ thể. Tốt nhất là nên cho bé ăn ít thôi, 1 đến 2 bữa trong 1 tuần. Các bạn cũng có thể thay đổi bằng các loại thực phẩm khác như cá hồi, bí đỏ, thịt bò…Đây đều là những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Những lưu ý khác khi cho trẻ ăn khoai lang

  • Khi chọn mua khoai lang, bạn nên chọn củ còn cứng, tươi và không có chỗ nào bị dập. Những củ bị thâm, có lỗ đen thường bị hà, không ăn được. Nhớ cũng đừng chọn củ quá to nhé! Củ nhỏ vừa ăn sẽ ngon hơn nhiều.
  • Không nên để khoai ở nơi ẩm thấp để tránh bị mọc mầm. Cũng không nên để khoai trong tủ lạnh vì sẽ làm mất khá nhiều dưỡng chất. Tốt nhất, bạn nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và nhớ đừng bọc kín bằng túi nilon.
  • Ngoài ra, tránh cho cho bé ăn khoai sống để tránh mắc bệnh tiêu hóa.

Vậy là các bạn đã hiểu rõ hơn về khoai lang và cũng như biết được những tác dụng của khoai lang đối với trẻ em rồi phải không. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh.

Mời các bạn xem thêm những tác dụng của các loại thực phẩm khác:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.