Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 15/04

Ước tính trên thế giới có khoảng hơn 10,5 triệu trẻ sơ sinh bị động kinh. Cha mẹ không nên lơ là nếu bé nhà mình có những biểu hiện co giật tay chân, vì rất có thể đây là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh.

Bởi lẽ đây là căn bệnh phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ sau này. Nếu con của bạn không may mắc phải căn bệnh này thì bài viết dưới đây rất có thể sẽ mang đến những thông tin hữu ích để giúp con kiểm soát được tình trạng bệnh khi con trưởng thành.

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với những hành động khác của trẻ. Tuy nhiên các cha mẹ để nhận biết dấu hiệu bệnh này ở trẻ như:

  • Cơn co cứng co giật toàn thân: Tình trạng xảy đến bất ngờ khiến các cơ co cứng lại trong khoảng 15-30 giây, sau đó là co giật toàn thân và có thể kèm theo nhìn chằm chằm, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.
  • Cử động lặp đi lặp lại: Loại có giật này biểu hiện ở triệu chứng cử chỉ lặp đi lặp lại chẳng hạn như: mút, chớp mắt, giật mí mắt, thè lưỡi, liếm môi và khó thở. Ngoài ra còn một số hành động như vẫy cổ tay, đập cánh tay, chân liên tục.
  • Động kinh trong giấc ngủ: Gần như các cơn động kinh chỉ xảy ra khi trẻ đang ngủ. Cơn động kinh có thể khiến trẻ bị co giật, đột ngột tỉnh giấc lúc nửa đêm, tiểu tiện không tự chủ… Đồng thời trẻ cũng sẽ thường cảm thấy rất mệt mỏi vào sáng hôm sau.
  • Chứng co thắt sơ sinh: Một dạng động kinh rất đặc biệt và cũng khó để nhận biết. Biểu hiện đặc trưng nhất là các cơ bắp đột ngột co thắt lại khiến đầu cúi gập về phía trước, hai tay vung lên cao, đầu gối co lại. Sau vài giây, các cơ giãn ra và trở lại tư thế bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng này thường xuất hiện theo từng đợt khoảng 10-20 lần liên tục trong thời gian 2-3 phút. Nếu bệnh không được phát hiện chữa trị kịp thời, sau thời gian này bệnh có thể tiến triển thành các dạng động kinh khác.

Những hệ lụy khó lường mà bệnh động kinh gây ra cho trẻ

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có nhiều dạng và gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của bé. Tuy nhiên cũng có những trường hợp lại gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Tình trạng đầu tiên được gọi bằng thuật ngữ trạng thái động kinh, là thuật ngữ chỉ một cơn con giật (hoặc một chuỗi cơn co giật liên tục) xảy ra lâu quá 5 phút. Tình trạng này có thể khiến người bị động kinh gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong.

– Một trường hợp khác là đột tử không rõ nguyên nhân. Tình trạng này xảy ra ở những trẻ bị động kinh nhưng không được điều trị kiểm soát, nhất là nếu trẻ thường xuyên co giật với đặc điểm là bị cứng cơ hoặc co giật rút cơ.

Bệnh động kinh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ hãy để ý những biểu hiện khác thường của bé để có những phát hiện và khám chữa kịp thời.

Xem thông tin chi tiết trong bài Di chứng động kinh ở trẻ do bệnh sốt cao

Cách điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Tùy vào loại động kinh và nguyên nhân dẫn đến bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khoảng 70% số trẻ có thể kiểm soát được bệnh, giảm tần suất và mức độ co giật, động kinh trong tương lai.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ dùng trong điều trị động kinh ở trẻ sơ sinh như:

Phenobarbital: Là một trong những thuốc chống động kinh lâu đời nhất và an toàn nhất dùng điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh. Thuốc kiểm soát được sự lan truyền của cơn co giật và nâng được ngưỡng kích thích gây co giật.

Phenytoin (Dilantin): Ngoài việc sử dụng nó như là một thuốc chống động kinh hàng ngày, phenytoin (Dylantin) thường được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục. Phenytoin có tác dụng chống cơn động kinh nhưng không gây ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương.

Valproic acid (Depakene, Depakote): Có hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại động kinh ở trẻ. Rất ít tác dụng an thần, tác dụng phụ của thuốc là trẻ em uống axit valproic có thể biểu hiện gia tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân.

Lưu ý: Khi các mẹ cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý cho bé uống thuốc không có ý kiến của bác sĩ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong ở trẻ.

Hướng dẫn gia đình cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh động kinh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị động kinh và phòng tránh các hiện tượng khi trẻ bị động kinh là điều hết sức quan trọng mà các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận và chú ý như:

  • Khi trẻ sơ sinh bị động kinh cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, luôn dành thời gian bên con, nói chuyện, âu yếm. Đặc biệt cha mẹ tuyệt đối cho trẻ tránh khói thuốc lá… Vì những chất kích thích này rất nguy hiểm có thể làm bệnh nặng thêm.
  • Đảm bảo ăn cho bé bú sữa mẹ: Tháng đầu tiên, nguồn dinh dưỡng duy nhất ở trẻ là sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên cho bé bú thường xuyên là điều tốt nhất. Các mẹ lưu ý, không nên cho trẻ dùng bất cứ loại sữa ngoài nào nữa, ở tuần này trẻ bú khoảng 5 đến 10 phút và cứ khoảng 2 tiếng cho trẻ bú một lần.
  • Cho con uống thuốc đúng thời gian: Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh động kinh có thể giảm được cơn co giật và có khả năng khỏi tương đối cao. Điều quan trọng trong điều trị là cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng hơn và điều trị khó hơn.
  • Cần theo dõi thường xuyên tiến trình bệnh để nắm được mức độ phục hồi. Cần thường xuyên đưa con đi thăm khám bác sĩ theo định kỳ để các bác sĩ nắm được tiến trình phục hồi bệnh của trẻ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Những lưu ý để phòng tránh bệnh co giật xảy ra ở trẻ sơ sinh

– Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não có thể dẫn đến động kinh.

– Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ, tránh những tác động gây chấn thương não.

– Hạn chế sốt cao, phải tìm mọi cách hạ nhiệt cho trẻ, tránh xảy ra tình trạng co giật.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.