Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 09/08

Biếng ăn ở trẻ nhỏ luôn là chủ đề được các bà mẹ hết sức quan tâm. Bởi đây là một tình trạng khá phổ biến. Để giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu cháo lươn nấu với rau mồng tơi. Món ăn này sẽ giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ. Còn ngay sau đây, suckhoetretho xin chia sẻ cách nấu cháo lươn rau mồng tơi.

  1. Tác dụng của cháo lươn nấu mồng tơi
  2. Tác hại của cháo lươn nấu rau mồng tơi
  3. Nguyên liệu cần có để nấu cháo lươn nấu với rau mồng tơi
  4. Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé
  5. Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với lươn

Tác dụng của cháo lươn rau mồng tơi

  • Trị kiết lỵ: Kiết lỵ là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây nên. Căn bệnh này sẽ khiến trẻ tiêu chảy liên tục. Khi trẻ đi tiêu sẽ có dịch nhầy và máu. Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ bị đại tiện nhiều lần. Thậm chí không muốn rời bồn cầu vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài. Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện. Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi. Ngoài ra, trẻ bị kiết lỵ có thể có một số triệu chứng khác mà ba mẹ nên lưu ý: Con có thể sốt nhẹ, đau quặn bụng, trẻ có thể nôn ói, sôi bụng, bé mệt mỏi, khó chịu, lừ đừ. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Những lúc thế này, các mẹ có thể mua lươn về làm cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, để cho an toàn các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.
  • Trị đái dắt: Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị mắc chứng tiểu dắt. Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của các bé đặc biệt là khi biết trẻ bị đái dắt cần được chữa trị kịp thời, nếu để lâu dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với các bé bị đái dắt, các mẹ có thể mua rau mồng tơi về cho bé ăn, bởi loại rau này có công dụng chữa đái dắt rất hiệu quả. Tuy nhiên, để cho an toàn các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Lưu ý: Món cháo lươn nấu với rau mồng tơi chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải là thuốc. Vì vậy muốn bé khỏi bệnh hoàn toàn ngoài cho bé ăn món cháo này ra cần phải kết hợp với những phương pháp chữa bệnh mà bác sĩ đưa ra.

Tác hại của cháo lươn rau mồng tơi

  • Mảm bám răng: Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các axit này là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.
  • Có nguy cơ bị ngộ độc: Trong thịt lươn có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé có thể kể đến như chất đạm, đặc biệt có axít amin histidine, đây là một axit amin rất tốt cho cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, có một việc mà các mẹ cần phải lưu ý ở đây, đó chính là khi con lươn chết axít amin histidine sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Khi trẻ ăn phải thịt lươn có chứa chất độc này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ không nên cho trẻ ăn lươn chết mà hãy mua lươn còn sống tươi nguyên về chế biến cho bé ăn nhé.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo lươn rau mồng tơi

  • Bột gạo : 50g
  • Lươn làm sạch : 500g
  • Rau mùng tơi : 500g
  • Gia vị

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách nấu cháo lươn khác.

Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé

  • Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10, có thể nấu loãng một chút nếu trẻ trong thời gian ăn dặm.
  • Tiếp theo, lươn mua về làm sạch, luộc chín và lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt, băm nhuyễn và trộn với gia vị.
  • Tiếp đến, Mồng tơi nhặt sạch, băm nhỏ và trần sơ qua với nước sôi để bớt nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
  • Tiếp tục, bạn xào qua thịt lươn với chút gia vị.
  • Cuối cùng, cháo sôi thì đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mùng tơi vào trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun tiếp trong 5-10 phút là có thể dùng được.

Lưu ý: Nếu muốn ăn cả phần rau bạn có thể chỉ cần băm nhuyễn rau mùng tơi rồi trần qua nước sôi mà không cần xay rồi chắt nước cốt.

Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với lươn

Trong khi chế biến lươn, các mẹ hãy nhớ không được kết hợp lươn với các loại thực phẩm sau đây:

Lươn kị cải bó xôi

Thuộc tính của lươn là tính vị ngọt đại ôn, co sthể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng; mà cải bó xôi tính ngọt lạnh không trơn, hạ khí nhuần táo. Tính vị hai thứ không như nhau, mà lươn có nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn, ăn chung dễ gây tiêu chảy.

Lươn kị nho

Lươn chứa rất nhiều protein và calcium; trong nho chứa nhiều axit tannic, axit tannic có thể kết hợp với calcium trong lươn thành một chất khó tiêu hóa mới, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của lươn.

Lươn kị trái hồng

Giá trinh dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, cấu thành mùi vị ngon của lươn, nhưng lươn không thể ăn chung với hồng, không tốt cho sức khỏe.

Lượn kị sơn tra

Lươn tính ôn, có thể bổ trung ích khí, có tác dụng nhất định đối với các chứng hư tổn, khí huyết không đều, phong hàn. Nhưng lươn kị sơn tra, không nên ăn chung.

Xem thêm:

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản, chúng ta đã hoàn thành xong món cháo lươn rau mồng tơi cho bé. Các bạn hãy ghi lại ngay công thức trên đây vào sổ tay nấu ăn của mình để tránh quên nhé. Chúc các bạn thành công.

Được tổng hợp bởi suckhoetretho

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.