Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/12

Tăng hồng cầu là tình trạng nhiều trẻ sơ sinh mắc phải, nó ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc phải bệnh tăng hồng cầu do những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và chữa vì do do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm.

Nếu người mẹ trong máu có Rh âm thì bào thai sẽ có kháng nguyên Rh dương do được di truyền từ người bố, nhưng khi cơ thể người mẹ không sản xuất đủ lượng kháng thể khuếch tán máu vào bào thai sẽ gây nên hiện tượng ngưng kết hồng cầu bào thai và khả năng trẻ sơ sinh bị bệnh đa hồng cầu là rất lớn.

Biểu hiện của tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về hiện tượng tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh 1

Biểu hiện thường gặp của hội chứng này là thiếu máu, vàng da và tăng nguyên hồng cầu. Các kháng thể Rh âm của người mẹ vẫn lưu hành trong máu trẻ từ 1-2 tháng sau sinh và tiếp tục phá hủy chính hồng cầu của trẻ.

Gan, lách của trẻ to, trẻ dễ tử vong do thiếu máu nặng. Một số trẻ còn sống lại bị suy giảm trí tuệ, bị tổn thương vùng vận động của vỏ não do kết tủa của billirubin trong các nơron và phá hủy các nơron này.

Nguyên nhân của chứng tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh

Do máu từ nhau thai truyền sang con hoặc gặp phải các trường hợp dưới đây:

– Cắt rốn chậm (chậm 1 phút khối lượng máu tăng thêm cho trẻ là 84ml/kg, cắt rốn chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 93ml/kg).

– Ép cuống rốn (Cord stripping).

– Đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ khi cắt rốn.

– Máu mẹ truyền sang con (tăng co bóp tử cung do mẹ dùng thuốc kích thích, trước khi cắt rốn).

– Truyền máu con sang con (sinh đôi).

Máu từ nhau thai truyền sang con là nguyên nhân dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh.

Do kém nuôi dưỡng nhau thai (tăng tạo HC do thiếu oxy mạn tính trong tử cung)

– Suy dinh dưỡng thai: do mẹ ăn uống không điều độ, làm việc quá sức.

– Mẹ bị cao HA (nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mạn tính).

– Thai già tháng.

– Mẹ mắc bệnh tim phổi mãn tính.

– Người mẹ có sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai như: hút thuốc, uống rượu bia, nước có gas.

Điều trị tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về hiện tượng tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh 2

Khi trẻ mắc hội chứng này, trẻ cần được thay thế máu. Truyền cho trẻ 400ml máu kháng nguyên Rh dương trong vòng từ 1 giờ 30 – 2 giờ và lấy máu trẻ có kháng nguyên Rh âm ra.

Có thể nhắc lại liệu pháp này trong tuần đầu sau khi sinh vài lần, chủ yếu giữ cho nồng độ billirubin không tăng và ngăn ngừa chứng vàng da nhân. Một thời gian sau những hồng cầu Rh dương truyền vào được thay thế bằng hồng cầu có kháng nguyên Rh dương của chính đứa trẻ sản sinh ra.

Phòng tránh bệnh tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh hội chứng tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, trước khi kết hôn, nam, nữ cần đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết phát hiện yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng tăng nguyên hồng cầu này, đặc biệt là tìm kháng nguyên Rh…

Bệnh tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện và điều trị. Chính vì thế, khi mang thai người mẹ cần phải biết chăm sóc tốt cho bản thân với chế độ ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc và làm việc ở những môi trường độc hại. Hãy biết bảo vệ mình để đứa trẻ sinh ra luôn được khỏe mạnh.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.