Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 13/11

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Với những ai lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ rất hồi hộp lo lắng nhưng sẽ đan xen cảm xúc hào hứng khi con trong bụng đang phát triển từng ngày.

Bài viết này sẽ mô tả chân thực nhất chu kì phát triển của thai nhi trong suốt 300 ngày chờ đợi, các mẹ cùng tham khảo nhé:

Các mốc giai đoạn phát triển của thai nhi:

Giai đoạn thụ thai

Giai đoạn thai nhi 1 tuần tuổi được tính khi mẹ đã bị trễ kinh 1 tuần. Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ di chuyển dần vào tử cung của mẹ để lựa chọn một chỗ “trú ngụ” tốt nhất cho quá trình 9 tháng sắp tới.

Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử

Giai đoạn phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Tuần này em bé của bạn trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Vẫn đầu to, thân mình bé xíu cùng những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này.

Các cơ quan nội tạng quan trọng đang được hình thành trong hình hài bé xíu đó. Mặc dù rất nhỏ, nó vẫn có đủ không gian cho gan, thận và thậm chí là phổi. Cho dù bạn đang cảm thấy mệt mỏi, vẫn có rất nhiều năng lượng của bạn đang liên tục được chuyển vào để nuôi lớn em bé.

4 tuần tuổi thai nhi đã bắt đầu hình thành gan, thận và thậm chí là phổi

Đây là tuần mà hàm, cằm, và thậm chí má của bé bắt đầu hình thành. Tất nhiên là cũng bé xíu, nhưng những bộ phận này sẽ lớn lên nhanh chóng kể từ tuần này.

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Đến cuối tuần thứ 8, sự phát triển của thai nhi mẹ có thể nhìn thấy khá rõ rệt, bé đã dài khoảng 11-14 mm, có kích thước tương đương với một quả nho Mỹ. Túi noãn tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé, nhau thai tiếp tục hoàn thiện để sản sinh hóc-môn cho cơ thể.

Hình hài của bé đã đầy đủ hơn. Mắt, tai, mũi, miệng dần có cấu tạo rõ ràng, còn phổi thì đang trong bước đầu hình thành. Các chi của cơ thể như ngón tay đã xuất hiện. Ở tuần cuối tháng thai kỳ thứ 2, phần đầu của bé sẽ tương đối lớn hơn phần mình và tỉ lệ này sẽ duy trì đến sau khi sinh.

Thai nhi 8 tuần tuổi tương đương với một quả nho Mỹ

Thai nhi tuần tuổi thứ 12

Quá trình phát triển của thai nhi ở 12 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, quá trình phát triển cân nặng thai nhi bắt đầu từ đây, tuần này thai nhi khoảng 28gr. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là thai nhi bắt đầu biết phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Ở tuần tuổi thai này, bác sỹ đã có thể nghe được nhịp tim thai và đã nhận biết rõ giới tính em bé của bạn.

Thai nhi tuần tuổi thứ 12 đã có tim thia và bắt đầu biết phản xạ

Sự phát triển thai nhi ở 20 tuần tuổi

Qua quá trình phát triển cân nặng của thai nhi ở 20 tuần tuổi bé bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi có kích thước tương đương một quả chuối.

Tử cung của mẹ lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn, mẹ cũng đã có thể cảm nhận được chuyển động của con trong bụng.

Thai nhi ở 20 tuần tuổi cso kích thước bằng quả chuối

Thai nhi 24 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi qua các tuần đã có sự khác biệt rõ rệt, ở tuần thứ 24, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn.

Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, bác sỹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc của bé. Hệ thần kinh thai nhi sẽ phát triển vượt bậc trong tuần này, đôi mắt con đã bắt đầu chớp, đôi tai con đã nghe được tiếng nói của bố mẹ và các giác quan cũng đã nhạy bén hơn rất nhiều. Đặc biệt, mẹ sẽ cảm nhận được hiện tượng thai máy đang xảy ra.

Thai nhi 24 tuần tuổi đã bắt đầu biết cử động mắt và nghe được tính bố mẹ

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 28

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần có sự khác biệt về chiều dài và cân năng. Ở tuần thai thứ 28, bé đã đạt trọng lượng 1,1kg và dài hơn 38cm. Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp vững chãi hơn. Phổi cũng đã có thể hít thở được không khí. Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, mẹ sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt.

Phần đầu bé đã nhỏ lại với bộ não phát triển gần như hoàn chỉnh, đôi tay và chân bé đã đủ khỏe để có thể tung những cú đá vào thành bụng mẹ. Thai nhi vẫn không ngừng nuốt nước ối và hấp thụ chất béo để tích mỡ bảo vệ nhiệt độ cơ thể..

Thai nhi tuần thứ 28 não và các bộ phận cơ thể tiếp tục hoàn thiện

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Khi thai 32 tuần, bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, cỡ bằng một trái bí ngô vàng. Sự phát triển của thai nhi giai đoạn này chứng kiến quá trình xoay ngôi thai của bé trong bụng mẹ. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.

Lúc này, mẹ có thể cảm thấy đau hay tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay do trữ nước,mẹ hãy nhớ thường xuyên duỗi tay chân nhẹ và uống đủ nước nhé!

Thai nhi 32 tuần tuổi có kích thước bằng một trái bí ngô vàng

Thai nhi của tuần 36 – giai đoạn nước rút

Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Với mẹ các cơn co thắt chuyển dạ giả xảy ra thường xuyên hơn, nếu có sự gia tăng tiết dịch âm đạo thì cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm xảy ra trong vài ngày tới.

Thai nhi của tuần 36 bé đã đủ khả năng thích nghi với cuộc sống bên ngoài

Thai nhi 38 tuần tuổi – Ngày vượt cạn đã đến gần

Thai nhi 38 tuần tuổi được xem là tuần thai cuối cùng trong chu kỳ mang thai bình thường. Lớp mỡ dưới da bé sẽ tiếp tục phát triển dày hơn một chút nhằm giữ cho thân nhiệt của bé ổn định sau khi chào đời.

Thai nhi 38 tuần tuổi mẹ chuẩn bị đón bé yêu nào

Thai nhi 40 tuần tuổi – hành trình mang thai chuẩn bị kết thúc

Hành trình mang thai 40 tuần đầy hạnh phúc và vất vả của mẹ đã sắp kết thúc. Ở những tuần cuối này, bé đã sẵn sàng và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Thông thường, ở Việt Nam qua từng đoạn phát triển của thai nhi khi chào đời bé nặng khoảng 3-3,2kg. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng hành lý để đến bệnh viện khi có dấu hiệu sinh nhé.

Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.

Thai nhi 40 tuần tuổi bé đã sẵn sàng và có thể chào đời bất cứ lúc nào

Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh trễ mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho bạn.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.