Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 16/01

Trẻ trên 6 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Lúc này trẻ sẽ bắt đầu làm quen với những muỗng ăn dặm đầu tiên. Để đồng hành cùng bé trong giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản để cho bé ăn dặm đúng cách.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Theo khuyến cáo từ các cơ quan y tế như Học viện Nhi khoa Hoa kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, thời điểm để trẻ ăn dặm tốt nhất chính là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do sữa mẹ hoặc sữa công thức thường sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé trong 6 tháng đầu đời tốt hơn.

Các mẹ không nên để đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc, loãng khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa. Và như thế, việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngược lại, nếu như các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm thì khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để cung cấp đủ những men tiêu hoá, tinh bột, chất béo…  bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.

Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.

Mặc dù trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3-4 lần/ngày nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà nên bắt đầu tăng dần trong các tuần ăn dặm tiếp theo kể từ thời điểm ăn dặm đầu tiên.

Nguyên tắc mẹ nên thuộc lòng khi chọn thực phẩm cho bé

4 nhóm thực phẩm thiết yếu khi cho bé ăn dặm
4 nhóm thực phẩm thiết yếu khi cho bé ăn dặm

Để thực đơn ăn dặm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé, mẹ phải đảm bảo đồ ăn dặm của trẻ chứa 4 nhóm chất sau đây:

4 nhóm thực phẩm thiết yếu khi cho bé ăn dặm

  • Nhóm đường bột: Gồm có bột, gạo, ngũ cốc các loại… là những chất cung cấp năng lượng cần thiết. Lưu ý, mẹ không nên dùng gạo nếp hay các loại hạt để nấu thức ăn cho bé vì sẽ khiến bé bị khó ăn và khó tiêu.
  • Nhóm chất đạm: Gồm có thịt, cá, trứng,…  là những thực phẩm được khuyên dùng cho bé tập ăn dặm vì có thể giúp tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể.
  • Nhóm chất béo: Các chất béo lành mạnh như dầu cá hồi, dầu ô liu, dầu gấc…giúp cung cấp năng lượng, các vitamin tan trong dầu mỡ, tốt cho tế bào não và hệ thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng dầu gấc cho bé thì không nên dùng quá nhiều, chỉ nên sử dụng từ 3 – 4 lần/tuần, với dung tích là 5ml (một muỗng nhỏ) là đủ.
  • Nhóm vitamin và chất xơ: Thường có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, củ quả… tốt cho hệ tiêu hóa và giúp điều hoà các hoạt động trong cơ thể bé.

Góc chia sẻ: Trẻ nhỏ trong mỗi giai đoạn khác nhau thì bạn cũng nên xây dựng cho bé thực đơn ăn dặm phù hợp. Mời bạn tham khảo 7 cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi.

Hướng dẫn cách chọn thực phẩm an toàn khi cho bé ăn dặm

Cách chọn thực phẩm an toàn cho bé
Cách chọn thực phẩm an toàn cho bé

Để chế biến được những món ăn dặm cho trẻ được tươi ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ nên tham khảo một số cách lựa chọn thực phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:

Thịt lợn, bò: Chọn phần mông trên, mông dưới hoặc thăn ngoại trên, thăn ngoại dưới vì đây là phần nhiều sắt, chất đạm, ít chất béo và dễ tiêu hóa cho trẻ. Thịt tươi hồng, ấn vào có độ đàn hồi nhất định và không bở.

Thịt gà:  Chọn gà mái tơ hoặc đẻ 1 lứa vì thịt mềm và nhiều dinh dưỡng. Gà trong siêu thị hoặc làm sẵn thì chọn phần ức gà và đùi gà vì phần thịt này nhiều kẽm, protein, cực ít chất béo (không lo trẻ bị béo phì, khó tiêu). Thịt tươi hồng, ấn vào có độ đàn hồi nhất định và không bở.

Tôm: Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

Cua biển:

  • Cua phải còn sống. Khi lấy tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt.
  • Lớp vỏ ngoài có màu xám đục, yếm to.
  • Yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng cử động khỏe mạnh, gai trên càng và mai cua vẫn còn nguyên màu sắc.
  • Ấn mạnh vào càng bơi của cua thấy chắc, cứng.
  • Gõ nhẹ, có cảm giác chắc tay.
  • Lấy tay kẹp chặt phần dưới bụng cua, nếu chân, càng cua duỗi thẳng, không bị chúi xuống là cua khỏe mạnh, ăn ngon.
  • Tuyệt đối không nên mua những con cua có càng mọng nước, que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm, chân bới không chắc là những con cua xốp, ít thịt, không ngon đâu mẹ nhé.

Ghẹ:

  • Nên chọn ghẹ có kích thước vừa phải sẽ ngon và nhiều thịt hơn ghẹ to và ghẹ quá nhỏ.
  • Chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ co lại, không duỗi, khi dùng tay bấm vào yếm không bị lún là còn tươi.
  • Không nên mua cua, ghẹ vào những ngày trăng tròn vì sẽ bị ốp (thịt nhão, mềm) không ngon.

Cá:

Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ
  • Mắt cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn mắt cá ươn thì lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách nát.
  • Hậu môn: Cá tươi có hậu môn thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
  • Mang cá: Cá tươi có màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.
  • Vảy cá: Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.
  • Ngoài ra, miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở. Thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá. Còn cá ươn thì ngược lại.

Lươn: Khi mua lươn bạn hãy chọn những con có độ lớn vừa phải, có 2 màu rõ rệt: bụng vàng, lưng đen thì thịt sẽ chắc và thơm ngon vì đó là lươn từ ao hồ, kênh rạch bắt lên. Những con có khối lượng lớn, mình đen thường là lươn nuôi nên thịt sẽ nhão và không thơm.

Sườn: Chọn sườn tươi, có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thiu, thịt sườn ấn vào thấy còn đàn hồi, mặt khô là sườn vẫn còn tươi. Khi chọn sườn, các mẹ  nên chọn sườn có xương dẹt và nhỏ. Sườn này thì xương sẽ ít, thịt sẽ nhiều hơn sườn có xương to, tròn.

Ngao:  Mẹ nên chọn những con có vỏ cứng, ngậm chặt miệng, cầm nặng tay. Nếu ngao nhẹ tênh, dùng tay tách ra dễ dàng là ngao đã chết. Đối với những con ngao há miệng, nếu bạn chạm tay vào mà chúng ngậm miệng lại thì chứng tỏ nó còn sống và là ngao ngon.

Rau củ quả: Chọn rau củ lành lặn, không bị dập nát, xước xát, không bị thâm ở cuống. Rau ở các miền quê trồng thường tưới phân tươi nên các mẹ cần cẩn thận khi cho bé ăn.

Mẹ nên chọn rau củ quả tươi cho bé
Mẹ nên chọn rau củ quả tươi cho bé

Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng với các loại rau dễ bị sâu khiến người nuôi trồng phun nhiều thuốc như: đậu đũa, đậu cove, cà chua, bắp cải, súp lơ, xà lách, các loại rau cải.

Cách nấu 4 món ăn dặm dễ làm cho trẻ 6 tháng tuổi

Cháo bánh mì sữa bột

Cháo bánh mì sữa bột
Cháo bánh mì sữa bột

Nguyên liệu: 1 lát bánh mì sandwich, sữa công thức

Cách nấu:

  • Bước 1: Cho khoảng 500ml nước vào nồi, rồi xé vụn bánh mì thả vào nồi đun với lửa nhỏ đến khi bánh mì chín nhừ.
  • Bước 2: Rây bánh mì cho mịn.
  • Bước 3: Hòa tan sữa bột với nước sôi, sau đó pha với cháo bánh mì để có hỗn hợp loãng hoặc sền sệt, phù hợp với tháng tuổi của bé.

Cháo bí đỏ

Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ

Nguyên liệu: Gạo, bí đỏ, nước sôi/nước dashi

Cách nấu:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch. Sau đó hấp hoặc luộc chín.
  • Bước 2: Rây mịn bí đỏ qua lưới.
  • Bước 3: Pha bí đỏ với nước sôi/nước dashi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn hoặc sền sệt phù hợp với bé. Có thể ăn riêng hoặc trộn bí đỏ với cháo.

Súp táo khoai lang

Súp táo khoai lang
Súp táo khoai lang

Nguyên liệu: Táo, khoai lang

Cách nấu:

  • Bước 1: Khoai lang luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Táo rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhuyễn lấy nước.
  • Bước 3: Trộn đều nước táo với khoai lang để tạo thành hỗn hợp loãng hoặc sánh phù hợp (2 thìa khoai, 4 – 5 thìa nước táo) rồi cho bé ăn.

Rau cải ngọt trộn đậu phụ

Nguyên liệu: Rau cải ngọt (phần lá), đậu phụ non, nước/nước dashi

Cách nấu:

  • Bước 1: Rau cải rửa sạch, luộc chín. Sau đó giã nhỏ, rồi rây qua lưới cho mịn.
  • Bước 2: Đậu phụ non luộc với nước sôi, sau đó vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 3: Dằm nát đậu phụ, sau đó trộn cùng với rau cải và nước/nước dashi, cho bé ăn.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm bị hóc phải làm sao?

Nguyên nhân khiến cho trẻ bị hóc có thể là do trẻ đã ăn phải những thức ăn cứng như các loại hạt, kẹo, bỏng ngô, đậu phộng… hoặc trong quá trình chế biến, mẹ chưa nghiền kỹ các loại thực phẩm khiến chúng vẫn chưa mềm mịn, gây khó nuốt.

Dấu hiệu khi trẻ bị hóc

Dấu hiệu cơ bản để các mẹ nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc là khi trẻ đang ăn dặm bình thường bỗng trẻ không ăn nữa, ho đột ngột, ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, thì đó chính là lúc con đang bị hóc.

Nếu không xử lí kịp thời, bé hoàn toàn có thể bị ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Do đó, mẹ hãy cực kỳ cẩn thận trong khi cho con ăn dặm để hạn chế tối đa trường hợp không may xảy ra.

Cách xử lý

Cách xử lý khi trẻ bị hóc
Cách xử lý khi trẻ bị hóc

Nếu trẻ bị hóc nhẹ, trẻ có thể sẽ trớ, nôn ra hoặc nuốt vào. Nhưng nhiều trường hợp, trẻ không thể tự làm như vậy, cha mẹ cần nhanh trí dùng tay, đưa vào miệng của trẻ lấy ra đồ ăn đang mắc trong họng của bé. Nếu đồ ăn bị hóc quá sâu, mẹ nên đặt bé nằm sấp trong lòng, ấn đầu bé xuống thấp và đặt chân bé lên cao, giữ bé thật chặt bằng một tay và dùng tay kia đập vào giữa hai bả vai trẻ bằng lòng bàn tay đến khi miếng thức ăn rơi ra.

Trong trường hợp nguy cấp, mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được đầy đủ những thông tin hữu ích cho mẹ trong quá trình cho bé ăn dặm nhé!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.