Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 17/01

Nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng khi thấy con mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm và luôn muốn biết liệu Bệnh trầm cảm ở trẻ em có chữa khỏi được không?. Theo các bác sĩ, bệnh trầm cảm do rối loạn về mặt tâm sinh lý là chủ yếu. Cho nên sẽ chữa khỏi nếu các bậc phụ huynh kiên trì và áp dụng phương pháp phù hợp.

Hãy cùng suckhoetretho.info tìm hiểu bài viết sau đây.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em

Hiện nay bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ không hiến gặp nữa, tỉ lệ báo động trên toàn thế giới là 6% – 8%.  Trầm cảm ở trẻ nhỏ là các rối loạn cảm xúc bao gồm loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc trầm cảm điển hình. Bệnh lý tâm thần này không  chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà còn gây nên hậu quả nặng nề cho con đường tương lai của bé, nguy hiểm hơn nó có thể dẫn tới những hành động tiêu cực như tự tử ở trẻ.

Việc trẻ bị trải qua cú sốc về tinh thần như: cái chết của người thân, cuộc sống gia đình không hạnh phúc, chuyển nơi ở… luôn được xem là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trầm cảm ở trẻ. Ngoài ra, yếu tố di truyền hay do bệnh lý mãn tính cũng có thể gây nên tình trạng này.

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có chữa khỏi được không?

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ em

bệnh trầm cảm ở trẻ em có chữa khỏi được không 1

Tâm trạng lo lắng, sống khép kín của trẻ là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm

  • Trẻ thường ít nói, tâm trạng chán nản, buồn bả mà cha mẹ không biết lý do
  • Tinh thần và thể lực của trẻ yếu, mất năng lượng, kiệt sức và chán hoạt động, không thích ra ngoài mà ngồi lì trong phòng
  • Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, bạn bè và cả cha mẹ mình
  • Trẻ không ăn hoặc đột ngột ăn quá nhiều
  • Trẻ khó ngủ, giấc ngủ không sâu, cảm giác lo âu, sợ hãi và dễ nổi cáu
  • Trẻ không có sự tập trung, không có khả năng tự chủ
  • Trí nhớ kém
  • Không quan tâm và không có cảm xúc với mọi thứ xung quanh
  • Trẻ học hành sa sút
  • Trẻ hay mặc cảm tự ti, sống khép kín, nội tâm hơn trước

Nếu trẻ nhà bạn có những biểu hiện bệnh trầm cảm trên thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé.

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em

Khi nhận thấy các dấu hiệu này của trẻ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ và tuân thủ theo theo hướng dẫn phương pháp điều trị.  Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên kiên trì hỗ trợ con điều trị bằng liệu pháp tâm lý, đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình con phục hồi.

Đối với căn bệnh trầm cảm này nếu không thực hiện tốt phương pháp điều trị tâm lý từ phía gia đình thì trẻ khó mà phục hồi. Cho nên vai trò của cha mẹ quyết định đến hiệu quả điều trị của căn bệnh này.

Quá trình điều trị tâm lý rất cần sự kiên nhẫn, thời gian và sự quan tâm yêu thương từ chính các người thân trong gia đình của các em:

bệnh trầm cảm ở trẻ em có chữa khỏi được không 2

Trẻ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẽ từ cha mẹ để nhanh phục hồi

Đầu tiên điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Hãy dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, lắng nghe trẻ nhiều hơn. Các thành viên trong gia đình phải luôn tạo bầu không khí vui vẻ, để con thấy sự yêu thương sẽ dần mở lòng và phục hồi nhanh hơn.

Quan sát nhận biết sự thay đổi bất thường của trẻ: Cha mẹ cần theo sát quá trình điều trị của con mình, quan sát có biểu hiện, hành vi gì thay đổi bất thường hay tiến triển gì không để có hướng điều trị, hỗ trợ kịp thời.

Cùng bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời: Hãy tạo nhiều hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài như: đi dã ngoại, đến những nơi không gian trong lành…để trẻ hoạt động và nên tham gia trải nghiệm các hoạt động thể chất và trí tuệ cùng con. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết, bé sẽ linh hoạt và nhận thức rõ hơn về tình yêu thương, quan tâm của cha mẹ mình…Dần dần tâm lý sẽ ổn định.

Cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý: Luôn luôn cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và lành mạnh cho trẻ, tránh trường hợp trẻ bị suy nhược.

Không tạo áp lực cho trẻ, không đánh mắng khi trẻ làm sai: Tuyệt đối không nên tạo thêm áp lực hay đánh mắng trẻ, ngược lại cần ân cần chăm sóc, động viên, chỉ bảo nhỏ nhẹ với trẻ. Thường xuyên nói những lời yêu thương cho trẻ không cảm thấy bị tổn thương.

Tuyệt đối không để trẻ cảm thấy cô đơn: Hãy luôn bên cạnh trẻ, quan tâm, chăm sóc, nói chuyện cùng trẻ

Thiết lập cho trẻ một thói quen sinh hoạt đúng giờ: Hãy tạo thói quen sinh hoạt, học tập, ngủ nghỉ, ăn hợp lý cho trẻ.

Chú ý tới các mối quan hệ khác của trẻ: quan hệ bạn bè, quan hệ ở trường học:  Cha mẹ cần quan tâm đến các mối quan hệ bên ngoài xung quanh của trẻ xem có điều gì bất thường để giúp đỡ con tránh trường hợp trẻ bị đối xử bất công.

bệnh trầm cảm ở trẻ em có chữa khỏi được không 3

Luôn luôn động viên, khích lệ tinh thần cho trẻ phát triển, tự tin vào bản thân

Khen, khuyến khích khi trẻ làm tốt, làm đúng: Thường xuyên khen, khích lệ con dù là những điều nhỏ con làm được để khích lệ tinh thần và sự tự tin của trẻ.

Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.