Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 17/01

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Để ngăn chặn các hệ lụy của rối loạn thực vật ở trẻ nhỏ các bạn có thể áp dụng 1 số cách dưới đây.

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ nhỏ là bệnh lý sinh ra do sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết, tiêu hóa, tim mạch của trẻ, khiến sức khỏe của trẻ bị sa sút. Do đó, cha mẹ cần phát hiện để trẻ được điều trị nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này bạn tham khảo bài viết Tìm hiểu về bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ nhỏ

Rối loạn thần kinh thực vật là sự khởi đầu của nhiều loại bệnh

– Bệnh Raynaud: Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay.

– Chứng xanh tím đầu chi: Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặc biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng.

– Chứng đỏ đau đầu chi: Là hội chứng đau rát bỏng đầu chi, tăng khi đi đứng, hay nhiệt độ nóng, cải thiện khi nhiệt độ lạnh. Người bệnh có cảm giác đau dữ dội và kéo dài, nên thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau.

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây nên nhiều hệ lụy về sau
Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây nên nhiều hệ lụy về sau

– Bệnh cứng bì: Là bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau đặc trưng bằng các tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ gây xơ cứng và làm tắc nghẽn các mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhau ở cả nội tạng và toàn thân.

Cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật, cha mẹ cần đưa bé đi khám kịp thời. Đồng thời cần ghi nhớ những lưu ý sau:

– Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết:

Việc cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho việc trị bệnh. Nên bổ sung thêm Protein động vật, vì nó rất hữu ích cho hệ thống não bộ và các dây thần kinh. Các loại thực phẩm giàu protein có chứa các acid béo omega- 3 và omega – 6 axit béo thiết yếu. Thực phẩm giàu protein cho hệ thống thần kinh là trứng, thịt, các loại hạt, các loại rau củ và dầu cá như cá hồi.

Bổ sung thực phẩm giàu protein cho trẻ
Bổ sung thực phẩm giàu protein cho trẻ

Để giữ cho thần kinh thực vật ở trẻ nhỏ được ổn định thì cần bổ sung chất dinh dưỡng là canxi, magiê, kẽm. Ngoài ra còn cần bổ sung thêm Vitamin nhóm B chủ yếu thu được từ men dinh dưỡng , thịt và trứng. Cần hạn chế ăn mặn cho trẻ, chia các bữa ăn trong ngày làm những bữa ăn nhỏ.

– Điều trị băng thuốc kết hợp Đông y

Có thể điều trị bệnh bằng cách dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần, thể kết hợp thêm cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Trong khâu điều trị uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng.

– Chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật bằng Y học cổ truyền

Trong Đông y thì một số phương pháp điều trị như: Trừ đàm khai hết giải uất định chí, ninh tâm an thần, giải uất, thanh dưỡng tâm thần, hòa vị hóa đàm…

Dùng thuốc đông y để trị bệnh cho trẻ
Dùng thuốc đông y để trị bệnh cho trẻ

Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ, đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.

Như vậy, mặc dù rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ không gây nguy hiểm tính mạng nhưng cần được phát hiện và điều trị ngay khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu để tránh những hệ lụy năng nề về sau.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.